20 năm trước, đàm phán Bàn Tròn diễn ra tại Ba Lan, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân chủ tại nhiều nước Đông Âu.
Bàn Tròn lịch sử. Ảnh mình tự chụp hôm 6 tháng 2 năm 2009 / Okragly Stol sfotografowany przeze mnie 6 lutego 2009
Từng là nhân vật được bộ máy tuyên truyền của Việt Nam tôn thờ, quả là hi hữu khi Tướng Jaruzelski đồng ý nói chuyện với RFA. Xem ông ấy nói gì tại link dưới đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Poland-celebrates-the-twentieth-anniversary-of-the-round-table-discussion-vanh-02082009123209.html
Dla Radio Free Asia zrobiłam artykuł na temat tak fascynujący, jak Okrągły Stół. Generał Wojciech Jaruzelski nawet ze mną porozmawiał. Jak na gwiazdę wietnamskiej propagandy, jego wypowiedzi muszą być dla niej mało przyjemne. :)
= = = = =
Đàm phán Bàn Tròn tròn 20 nămVân Anh, thông tín viên RFA - Ba Lan
2009-02-08
20 năm trước, đàm phán Bàn Tròn diễn ra tại Ba Lan, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân chủ tại nhiều nước Đông Âu.Cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh kinh tế Ba Lan tiếp tục lâm vào khủng hoảng, chính quyền bị sức ép của các làn sóng đình công lan rộng trong cả nước và dù có nhiều mâu thuẫn nơi đầu não lãnh đạo cộng sản về phương thức giải quyết khủng hoảng, các lãnh tụ cấp tiến của đảng cuối cùng cũng đành ngồi đối diện với đối lập sau nhiều lần trì hoãn.
Một trong những điều kiện nhà nước đưa ra trước khi ngồi vào Bàn Tròn là đối lập phải đình hoãn các cuộc đình công.
Tham gia Bàn Tròn là các nhân vật đại diện cho đối lập dân chủ, đầu não của Công Đoàn Đoàn Kết như Bronisław Geremek, Adam Michnik, Lech Wałęsa… với các lãnh đạo cao cấp của Ba Lan trong Đảng Công Nhân Thống Nhất.
Vai trò trung gian trong công cuộc thỏa hiệp được các lãnh tụ tinh thần là 3 linh mục Công giáo đảm nhiệm, tham gia trực tiếp vào Bàn Tròn.
Ngoài Bàn Chính quy tụ các nhân vật lãnh đạo đôi bên, các Bàn Nhỏ là nơi các nhóm tương đương tranh luận với những đề tài thỏa ước như cải cách kinh tế, cải cách chính trị, xã hội… Tổng cộng đã có gần 500 nhân vật các bên tham gia Bàn Tròn.
Bắt đầu một cách khá long trọng từ ngày 6 tháng 2 năm 1989 và kết thúc 2 tháng sau đó, đàm phán Bàn Tròn đạt được thỏa thuận đôi bên cho Ba Lan có quốc hội lưỡng viện, với 65% trong Hạ Viện cho phe cộng sản và 35% còn lại cho đối lập dân chủ. Không có phân chia cho bầu cử vào Thượng Viện. Đây là một trong những thành công lớn nhất của đàm phán Bàn Tròn, so với mục đích ban đầu phe đối lập đưa ra là tái hợp pháp Công Đoàn Đoàn Kết, công nhận nguyên tắc bảo vệ nhân quyền, dân quyền cơ bản như tự do ngôn luận, quyền tự trị và tòa án độc lập.
Nhà nước dân chủ Ba Lan ra đời
Cũng tại Bàn Tròn, các bên nhất trí cho bầu cử tự do vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 để rốt cuộc trong tổng số 100 chỗ trong Thượng Viện, đại diện phe dân chủ chiếm 99 chỗ. Nhà nước dân chủ của Ba Lan và cũng là chính thể dân chủ đầu tiên tại khối Sô Viết được hình thành từ đây.
Người được coi là tác giả của suy sụp kinh tế tại Ba Lan những năm 80, cũng là lãnh tụ cộng sản cuối cùng đưa ra quyết định cho phe cộng sản ngồi vào Bàn Tròn, tướng Wojciech Jaruzelski có cuộc nói chuyện riêng với RFA, tỏ ý hài lòng với kết quả đối thoại của Đảng cộng sản với đối phương 20 năm trước.
Tướng Wojciech Jaruzelski: Chủ ý của chính quyền khi đó là chấp nhận, cũng là điều bắt buộc vào khi đó bởi tình trạng kinh tế đòi hỏi cải cách sâu rộng có thể mang tới những hậu quả nặng nề cho xã hội. Cải cách chỉ có thể thực hiện khi có sự đồng thuận giữa các lực lượng chính trị khác nhau để đạt được cái tạm gọi là ‘ thuốc tê’ giảm đau cho ca mổ, là những cải cách sâu rộng đó. Đưa ra quyết định đàm phán, chúng tôi cũng biết phải trả giá chính trị cho quyết định này, rằng nó sẽ dẫn đến việc thu nhận ‘Công Đoàn Đoàn Kết’ vào hệ thống điều hành của chính quyền, để CĐ ĐK có vai trò trong chính thể và chịu một phần trách nhiệm cho công cuộc cải cách khó khăn và quy mô đó.
Vân Anh: Và sau 20 năm, ông vẫn cho rằng Bàn Tròn thành công trong các chủ ý ban đầu của mình?
Tướng Wojciech Jaruzelski: Thành công là ở chỗ Ba Lan hiện nay là quốc gia dân chủ, mà không phải là chỉ có dân chủ ở Ba Lan. Không phải tự phụ nhưng từ khi Ba Lan dân chủ, bao chuyển đổi đã tới ngay trong vùng, ngay tại Châu Âu và trên thế giới. Hãy thử ghi nhớ cách những lời lẽ của Tổng thống Reagan trong những năm 80 trong những dịp ông công du tới Moscow và Warsaw. Rồi các cuộc nói chuyện đáng mến của ông. Thế giới thay đổi, thực tiễn cũng thay đổi. Bàn Tròn không phải là sự việc tình cờ, mà, tôi xin sử dụng phương cách biện chứng Mác-xít, rằng đây là một quá trình biện chứng chuyển đổi từ các thay đổi về lượng tới các thay đổi về phẩm, mang tới phẩm chất cao. Trường hợp Ba Lan cũng vậy, từ nhiều những thay đổi nho nhỏ, các bước đi nhỏ đã mang lại tổng thể là một nhà nước tân tiến, một chính thể mới và bây giờ là Ba Lan mới tại Liên minh Châu Âu.
Từng là nhân vật được bộ máy tuyên truyền của Việt Nam tôn thờ, quả là hi hữu khi Tướng Jaruzelski đồng ý nói chuyện với RFA.
Tại Ba Lan, phát ngôn của vị tướng nguyên chủ tịch nước đồng kiêm Bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản sẽ gặp phải các phản ứng kịch liệt. Không phải chỉ bởi Bàn Tròn bị ông trì hoãn nhiều năm mà còn bởi trong những giờ phút gay cấn của đất nước những năm 80, vị tướng lãnh đạo quân đội đã nhiều lần thỉnh cầu Liên Xô can thiệp và trị lại làn sóng đối lập nổi lên trên toàn nước. Ông cũng là tác giả của thiết quân luật tại Ba Lan năm 1981.
Nhắc tới thành công trong những giờ phút đăng quang kỉ niệm 20 năm Bàn Tròn, dư luận Ba Lan tưởng nhớ nạn nhân của độc tài với con số trên dưới 100 người bị tử nạn trong các cuộc đàn áp biểu tình. Ngoài con số đó, chỉ trong vòng 9 năm, cũng đã có ít nhất 100 người khác cho là bị thiệt mạng vì chính quyền ám sát bởi hoạt động chính trị, tôn giáo.
Trong bài sau, chúng tôi xin gửi tới quý thính giả RFA những chia sẻ kinh nghiệm của đại diện nhóm dân chủ trong đàm phán Bàn Tròn cùng với một số ý kiến của sử gia nhìn nhận diễn biến Bàn Tròn. Mời quý vị đón nghe.
Vân Anh, thông tín viên RFA tại Ba Lan.
= = = = =
Kinh nghiệm Bàn Tròn giá trị ở mọi nơi mọi lúc.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/poland-celebrates-the-20-anniversary-of-the-round-table-diccussion-that-changed-communist-regime-part-2sb%20-02092009152211.html
Ten Stół jest piękny pod każdym kątem.
Cái Bàn này đẹp ở mọi góc độ.
= = = = =
Hội nghị Bàn Tròn lịch sử ở Ba Lan
Vân Anh, thông tín viên RFA tại Ba Lan
2009-02-09
Đàm phán Bàn Tròn là đề tài cảm hứng dồi dào cho các tranh luật về chuyển đổi hòa bình từ chế độ cộng sản sang dân chủ.
20 năm trước, cả thế giới dồn mắt về Ba Lan và dùng các mỹ từ như "điều kỳ diệu" hay "cuộc cách mạng không ngờ" để nói về những chuyển đổi khác thường từ đàm phán Bàn Tròn và sau đó là bầu cử tự do đầu tiên tại Đông Âu.
Trong cuộc nói chuyện với RFA, tướng Jaruzelski không dấu, rằng chủ ý của lãnh đạo đảng cộng sản khi ngồi vào ghế Bàn Tròn là làm sao đẩy một phần trách nhiệm khủng hỏang kinh tế cho phe đối lập cùng gánh chịu.
20 năm trước, cả thế giới dồn mắt về Ba Lan và dùng các mỹ từ như "điều kỳ diệu" hay "cuộc cách mạng không ngờ" để nói về những chuyển đổi khác thường từ đàm phán Bàn Tròn và sau đó là bầu cử tự do đầu tiên tại Đông Âu.
Một trong những nhân vật chủ chốt tại đàm phán Bàn Tròn, ký giả kỳ cựu, ông Stefan Bratkowski nói với đài RFA rằng Bàn Tròn không thể thực hiện nếu phe cộng sản thiếu "thực dụng và khôn ngoan".
Thành viên dân chủ trong đàm phán Bàn Tròn, ký giả Stefan Bratkowski: Bàn Tròn chứng minh thỏa hiệp giữa tầng lớp lãnh đạo cộng sản và xã hội không phải là điều không thể. Nhờ có trải nghiệm Bàn Tròn, người ta đã mạnh dạn thay đổi thể chế bằng phương thức hòa bình tại các nước khối cộng sản để cuối cùng dẹp bỏ hoàn toàn Liên Bang Sô Viết. Khi đó người ta mới ngỡ ngàng hiểu ra rằng có thể đạt được dân chủ mà không đổ máu. Quả thật diễn biến tại Rumunia phủ nhận điều này nhưng có lẽ thảm cảnh ở Rumunia là điều không thể tránh khỏi bởi tầng lớp lãnh đạo đã không thể hiện chí khôn. Ba Lan may mắn vì tầng lớp lãnh đạo có đủ thực dụng và khôn ngoan đồng thời chính tầng lớp lãnh đạo cũng hãi sợ đụng độ với đối lập.Bàn Tròn quả thật là một trải nghiệm quý giá có thể vận dụng trong mọi thời điểm. Ví dụ như Cộng Hòa Nam Phi đã vận dụng kinh nghiệm này thành công kể cả khi tình trạng căng thẳng đôi bên còn tệ hơn hiện trạng Ba Lan trước khi có Bàn Tròn.
Vẫn ký giả Stefan Bratkowski, ông cho rằng Bàn Tròn không chỉ là trải nghiệm quý báu đối với người Ba Lan mà còn trọng đại đối với toàn Liên Bang Sô Viết trước kia và có thể thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới kể cả Phi Châu, chứng tỏ tính phổ dụng của đối thoại.
Thành viên dân chủ trong đàm phán Bàn Tròn, ký giả Stefan Bratkowski: Bàn Tròn quả thật là một trải nghiệm quý giá có thể vận dụng trong mọi thời điểm. Ví dụ như Cộng Hòa Nam Phi đã vận dụng kinh nghiệm này thành công kể cả khi tình trạng căng thẳng đôi bên còn tệ hơn hiện trạng Ba Lan trước khi có Bàn Tròn.
Người da trắng và da đen xung đột tới mức căm thù nhau thế nhưng vận dụng kinh nghiệm Ba Lan, người ta đã cùng nhau ngồi lại Bàn Tròn và kết quả là thống nhất quốc gia. Cộng Hòa Phi Châu hiện nay là một quốc gia hòa hợp giữa người da trắng và người da đen. Nhờ có Bàn Tròn mà mọi khủng hoảng đã bị dập tắt. Y hệt như tại Ba Lan.
Tuy vậy, kịch tính nhất và đáng chú ý nhất vẫn là các dấu hỏi liên quan tới quá trình chuyển đổi trong chính bộ máy cộng sản. Điều gì đã xui khiến phe cộng sản ngồi lại Bàn Tròn để từ đó gần như mất trắng quyền lực? Có bao nhiêu thiện chí từ phía cộng sản và bao nhiêu ép buộc của tình thế lên quyết định gần như "tự tử" của đảng cộng sản Ba Lan?
Giáo sư sử học Andrzej Paczkowski phủ nhận phe cộng sản có thiện chí đối thoại, đảng cộng sản tại Ba Lan đã buộc phải đàm phán Bàn Tròn bởi không còn sự lựa chọn nào khác.
Giáo sư sử học Andrzej Paczkowski: Nghiên cứu lịch sử Bàn Tròn, người sử gia luôn ghi nhớ quá trình liên quan tới Bàn Tròn là một chuỗi các nền tảng chính trị không cân xứng. Bàn Tròn là cuộc đàm phán kết thúc bằng thỏa hiệp.
Ý tưởng chính trị độc đáo này xuất phát từ bao giờ ư? Có thể cho rằng xuất phát ngay từ cuộc biểu tình quy mô tháng 8 năm 1980 tại Gdansk. Có điều là xuốt 9 năm liền kể từ 1980, chỉ có 1 bên của cuộc xung đột coi chiến lược mặc cả dung hòa là nhất thiết và hiệu quả. Chiến lược này là dòng chính trong chính sách của phe Đoàn Kết – một chính sách mới mẻ trong công cuộc tranh đấu trong chính trường Ba Lan thời đó.
Thế nhưng đối phương của Công Đoàn Đoàn Kết chưa bao giờ coi đối thoại là phương cách giải tỏa cọ sát đôi bên. Phe cộng sản không coi đối thoại là phương cách giải tỏa khủng hoảng mà chỉ ngồi vào bàn đối thoại khi không còn lựa chọn nào khác. Đối với đảng cộng sản, đối thoại chỉ là một trong những sách lược có thể vận dụng để đối phó trong những trường hợp cụ thể, chứ phe cộng sản không bao giờ đặt đối thoại vào chương trình hành động chính trị lâu dài của mình. Ít nhất là cho tới hết năm 1988.
Ngoài làn sóng phản kháng trong xã hội là ức ép thực tiễn nhất không thể phủ nhận, củng cố thêm bằng sức ép dư luận từ Mỹ và Tây Âu cũng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến Bàn Tròn, ngoài yếu tố Nhà Thờ, vẫn theo nhận xét của giáo sư Andrzej Paczkowski:
Giáo sư sử học Andrzej Paczkowski: Cũng cần nói thêm, Reagan, trong một phát biểu mạnh mẽ hồi năm cuối năm 1981, đáp lại diễn biến căng thẳng tại Ba Lan khi đó, đã đưa ra 3 yêu sách yêu cầu Đảng Cộng Sản Ba Lan 1 - hủy bỏ Thiết quân Luật, 2 - thả tự do cho tù nhân chính trị, và 3- đối thoại với Đoàn Kết và Nhà Thờ. Không lâu sau đó Hiệp định Atlanta cũng đã ghi lại 3 yêu sách đó. Các yêu sách này được thực hiện lần lượt vào năm 83 - hủy bỏ Thiết quân Luật , 86 – ân xá các tù nhân.
Mốc quan trọng trong diễn biến trong thái độ của chính quyền từ dè dặt tới màn cuối cùng là đối thoại phải kể tới chuyến thăm Ba Lan của Giáo Hoàng John Paul II. Có vẻ như là nó tạo ra động cơ mới cho nỗ lực đối thoại từ phía đảng cầm quyền.
= = = = =
2 bài đã đăng trên RFA
Monday, 9 February 2009
Subscribe to:
Posts (Atom)