Mời Bạn vào thăm blog của Trung tâm hỗ trợ người Việt tại Ba Lan mang tên Bến Việt theo địa chỉ: www.trungtambenviet.blogspot.com
Blog truyền tải các thông tin về họat động của Bến Việt và đề cập tới đề tài được quý Bạn quan tâm là chương trình truyền hình với đề tài người Việt tại Ba Lan vừa được phát sóng trực tuyến trên kênh TVP2 hôm thứ Tư vừa qua.
Friday, 1 May 2009
Thursday, 30 April 2009
Kết quả cuộc "đấu trí" trực tuyến trên TVP2 giữa những người bảo vệ quyền lợi người Việt và đại diện chính quyền Ba Lan
Chương trình xã luận "Warto Rozmawiać" (Đáng Được Thảo Luận) trên kênh truyền hình quốc gia của Ba Lan TVP2 vừa được thực hiện hôm thứ 4 ngày 29 tháng Tư, lúc 22:50. Đề tài thảo luận là Người Việt Nam tại Ba Lan cùng chính sách đối xử với người di dân của nước chủ nhà.
http://prawica.net/node/16524 http://www.wiadomosci24.pl/artykul/warto_rozmawiac_o_wietnamczykach_w_polsce_95567.html
Chương trình của nhà báo kì cựu Jan Pospieszalski là một trong số ít những chương trình xã luận được người Ba Lan trung thành theo dõi và đặc biệt ưa chuộng. Trong chương trình vừa qua, nhân vật chính là những người Việt Nam đang sinh sống tại Ba Lan cùng đối diện với đại diện chính quyền Ba Lan. Đây là lần đầu tiên cộng đồng người Việt chúng ta có được thời lượng lớn trên kênh truyền hình được nhiều người xem như TVP2. Một cơ hội quý giá cho những tiếng nói bênh vực người Việt Nam. Tất nhiên đòi hỏi người có cơ hội phải biết tận dụng và khéo léo.
Đài truyền hình đã mời Tôn Vân Anh, Robert Krzysztoń, Adam Borowski đại diện cho phía bênh vực người Việt. Đối phương là ông Boguslaw Sonik (nghị viên Quoc Hoi Lien minh Châu Âu đại diện đảng cầm quyền PO), bà Piechota phát ngôn viên Ủy Ban Người Nước Ngòai, Andrzej Pilaszkiewicz thủ trưởng Biên Phòng.
Đề tài của chương trình "Đáng Được Thảo Luận" (Warto Rozmawiać) là vấn đề người tị nạn Việt Nam tại Ba Lan gặp cản trở trong việc hợp pháp hóa cư trú, sự hiện diện của an ninh Việt Nam tại Ba Lan vốn là những đề tài khiến dư luận Ba Lan chú ý và bất bình trong thời gian qua. Chương trình được phát trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia của Ba Lan. Đã có hàng triệu người xem chương trình này. Những người đại diện cho cộng đồng Việt Nam tham dự cũng nhận được sự cổ vũ của đông đảo anh chị em là điều chúng tôi vô cùng biết ơn.
Ngoài cuộc tranh luận trực tuyến, Đài truyền hình đã tiến hành cuộc trắc nghiệm qua sms với câu hỏi: "Chúng ta (người Ba Lan) có nên hợp pháp hóa cư trú cho người Việt hay không?". Tới 86% trả lời TAK! Thật tuyệt.
Link của chương trình phục vụ những ai chưa xem hoặc muốn xem lại cuộc tranh luận đôi lúc gay cấn giữa nhóm bênh vực người Việt và đại diện Biên Phòng Ba Lan và Ủy ban Người Nước Ngòai:
http://www.tvp.pl/publicystyka/tematyka-spoleczna/warto-rozmawiac/wideo/wietnamskie-sluzby-w-polsce-29042009
To link do wietnamskiego odcinka Warto Rozmawiać. Fajnie było.
= = = = =
http://prawica.net/node/16524 http://www.wiadomosci24.pl/artykul/warto_rozmawiac_o_wietnamczykach_w_polsce_95567.html
Chương trình của nhà báo kì cựu Jan Pospieszalski là một trong số ít những chương trình xã luận được người Ba Lan trung thành theo dõi và đặc biệt ưa chuộng. Trong chương trình vừa qua, nhân vật chính là những người Việt Nam đang sinh sống tại Ba Lan cùng đối diện với đại diện chính quyền Ba Lan. Đây là lần đầu tiên cộng đồng người Việt chúng ta có được thời lượng lớn trên kênh truyền hình được nhiều người xem như TVP2. Một cơ hội quý giá cho những tiếng nói bênh vực người Việt Nam. Tất nhiên đòi hỏi người có cơ hội phải biết tận dụng và khéo léo.
Đài truyền hình đã mời Tôn Vân Anh, Robert Krzysztoń, Adam Borowski đại diện cho phía bênh vực người Việt. Đối phương là ông Boguslaw Sonik (nghị viên Quoc Hoi Lien minh Châu Âu đại diện đảng cầm quyền PO), bà Piechota phát ngôn viên Ủy Ban Người Nước Ngòai, Andrzej Pilaszkiewicz thủ trưởng Biên Phòng.
Đề tài của chương trình "Đáng Được Thảo Luận" (Warto Rozmawiać) là vấn đề người tị nạn Việt Nam tại Ba Lan gặp cản trở trong việc hợp pháp hóa cư trú, sự hiện diện của an ninh Việt Nam tại Ba Lan vốn là những đề tài khiến dư luận Ba Lan chú ý và bất bình trong thời gian qua. Chương trình được phát trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia của Ba Lan. Đã có hàng triệu người xem chương trình này. Những người đại diện cho cộng đồng Việt Nam tham dự cũng nhận được sự cổ vũ của đông đảo anh chị em là điều chúng tôi vô cùng biết ơn.
Ngoài cuộc tranh luận trực tuyến, Đài truyền hình đã tiến hành cuộc trắc nghiệm qua sms với câu hỏi: "Chúng ta (người Ba Lan) có nên hợp pháp hóa cư trú cho người Việt hay không?". Tới 86% trả lời TAK! Thật tuyệt.
Link của chương trình phục vụ những ai chưa xem hoặc muốn xem lại cuộc tranh luận đôi lúc gay cấn giữa nhóm bênh vực người Việt và đại diện Biên Phòng Ba Lan và Ủy ban Người Nước Ngòai:
http://www.tvp.pl/publicystyka/tematyka-spoleczna/warto-rozmawiac/wideo/wietnamskie-sluzby-w-polsce-29042009
To link do wietnamskiego odcinka Warto Rozmawiać. Fajnie było.
= = = = =
Wednesday, 4 March 2009
Proszony obiad mojego brata
W lutym b.r. wyjechał do Wietnamu mój brat, mieszkający w Polsce. Został wezwany na przesłuchanie, które prowadziło w luksusowej restauracji dwóch fukcjonariuszy Ministerstwa Bezpieczeństwa Publicznego. Usiłowali dopytywać się o sytuację w Polsce, o wietnamską opozycję, jej ludzi, Polaków i polskie instytucje, z którymi Wietnamczycy współpracują. Nie dowiedzieli się zupełnie nic, bo brat nie zgodził się przekazać im nawet pozornie nieważnych informacji. Ubecy byli bardziej rozmowni, prosili, żeby brat nakłonił mnie do przyjazdu do kraju, żebym zobaczyła, jak on naprawdę wygląda, mówili też, że są skłonni do rozmów, a nawet pomocy. Gdybym zadeklarowała przyjazdu do kraju, MBP jest skłonne wydać mi paszport.
Monday, 9 February 2009
Bàn Tròn tròn 20 năm / Okrągła rocznica Okrągłego Stołu dla RFA
20 năm trước, đàm phán Bàn Tròn diễn ra tại Ba Lan, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân chủ tại nhiều nước Đông Âu.
Bàn Tròn lịch sử. Ảnh mình tự chụp hôm 6 tháng 2 năm 2009 / Okragly Stol sfotografowany przeze mnie 6 lutego 2009
Từng là nhân vật được bộ máy tuyên truyền của Việt Nam tôn thờ, quả là hi hữu khi Tướng Jaruzelski đồng ý nói chuyện với RFA. Xem ông ấy nói gì tại link dưới đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Poland-celebrates-the-twentieth-anniversary-of-the-round-table-discussion-vanh-02082009123209.html
Dla Radio Free Asia zrobiłam artykuł na temat tak fascynujący, jak Okrągły Stół. Generał Wojciech Jaruzelski nawet ze mną porozmawiał. Jak na gwiazdę wietnamskiej propagandy, jego wypowiedzi muszą być dla niej mało przyjemne. :)
= = = = =
Đàm phán Bàn Tròn tròn 20 nămVân Anh, thông tín viên RFA - Ba Lan
2009-02-08
20 năm trước, đàm phán Bàn Tròn diễn ra tại Ba Lan, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân chủ tại nhiều nước Đông Âu.Cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh kinh tế Ba Lan tiếp tục lâm vào khủng hoảng, chính quyền bị sức ép của các làn sóng đình công lan rộng trong cả nước và dù có nhiều mâu thuẫn nơi đầu não lãnh đạo cộng sản về phương thức giải quyết khủng hoảng, các lãnh tụ cấp tiến của đảng cuối cùng cũng đành ngồi đối diện với đối lập sau nhiều lần trì hoãn.
Một trong những điều kiện nhà nước đưa ra trước khi ngồi vào Bàn Tròn là đối lập phải đình hoãn các cuộc đình công.
Tham gia Bàn Tròn là các nhân vật đại diện cho đối lập dân chủ, đầu não của Công Đoàn Đoàn Kết như Bronisław Geremek, Adam Michnik, Lech Wałęsa… với các lãnh đạo cao cấp của Ba Lan trong Đảng Công Nhân Thống Nhất.
Vai trò trung gian trong công cuộc thỏa hiệp được các lãnh tụ tinh thần là 3 linh mục Công giáo đảm nhiệm, tham gia trực tiếp vào Bàn Tròn.
Ngoài Bàn Chính quy tụ các nhân vật lãnh đạo đôi bên, các Bàn Nhỏ là nơi các nhóm tương đương tranh luận với những đề tài thỏa ước như cải cách kinh tế, cải cách chính trị, xã hội… Tổng cộng đã có gần 500 nhân vật các bên tham gia Bàn Tròn.
Bắt đầu một cách khá long trọng từ ngày 6 tháng 2 năm 1989 và kết thúc 2 tháng sau đó, đàm phán Bàn Tròn đạt được thỏa thuận đôi bên cho Ba Lan có quốc hội lưỡng viện, với 65% trong Hạ Viện cho phe cộng sản và 35% còn lại cho đối lập dân chủ. Không có phân chia cho bầu cử vào Thượng Viện. Đây là một trong những thành công lớn nhất của đàm phán Bàn Tròn, so với mục đích ban đầu phe đối lập đưa ra là tái hợp pháp Công Đoàn Đoàn Kết, công nhận nguyên tắc bảo vệ nhân quyền, dân quyền cơ bản như tự do ngôn luận, quyền tự trị và tòa án độc lập.
Nhà nước dân chủ Ba Lan ra đời
Cũng tại Bàn Tròn, các bên nhất trí cho bầu cử tự do vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 để rốt cuộc trong tổng số 100 chỗ trong Thượng Viện, đại diện phe dân chủ chiếm 99 chỗ. Nhà nước dân chủ của Ba Lan và cũng là chính thể dân chủ đầu tiên tại khối Sô Viết được hình thành từ đây.
Người được coi là tác giả của suy sụp kinh tế tại Ba Lan những năm 80, cũng là lãnh tụ cộng sản cuối cùng đưa ra quyết định cho phe cộng sản ngồi vào Bàn Tròn, tướng Wojciech Jaruzelski có cuộc nói chuyện riêng với RFA, tỏ ý hài lòng với kết quả đối thoại của Đảng cộng sản với đối phương 20 năm trước.
Tướng Wojciech Jaruzelski: Chủ ý của chính quyền khi đó là chấp nhận, cũng là điều bắt buộc vào khi đó bởi tình trạng kinh tế đòi hỏi cải cách sâu rộng có thể mang tới những hậu quả nặng nề cho xã hội. Cải cách chỉ có thể thực hiện khi có sự đồng thuận giữa các lực lượng chính trị khác nhau để đạt được cái tạm gọi là ‘ thuốc tê’ giảm đau cho ca mổ, là những cải cách sâu rộng đó. Đưa ra quyết định đàm phán, chúng tôi cũng biết phải trả giá chính trị cho quyết định này, rằng nó sẽ dẫn đến việc thu nhận ‘Công Đoàn Đoàn Kết’ vào hệ thống điều hành của chính quyền, để CĐ ĐK có vai trò trong chính thể và chịu một phần trách nhiệm cho công cuộc cải cách khó khăn và quy mô đó.
Vân Anh: Và sau 20 năm, ông vẫn cho rằng Bàn Tròn thành công trong các chủ ý ban đầu của mình?
Tướng Wojciech Jaruzelski: Thành công là ở chỗ Ba Lan hiện nay là quốc gia dân chủ, mà không phải là chỉ có dân chủ ở Ba Lan. Không phải tự phụ nhưng từ khi Ba Lan dân chủ, bao chuyển đổi đã tới ngay trong vùng, ngay tại Châu Âu và trên thế giới. Hãy thử ghi nhớ cách những lời lẽ của Tổng thống Reagan trong những năm 80 trong những dịp ông công du tới Moscow và Warsaw. Rồi các cuộc nói chuyện đáng mến của ông. Thế giới thay đổi, thực tiễn cũng thay đổi. Bàn Tròn không phải là sự việc tình cờ, mà, tôi xin sử dụng phương cách biện chứng Mác-xít, rằng đây là một quá trình biện chứng chuyển đổi từ các thay đổi về lượng tới các thay đổi về phẩm, mang tới phẩm chất cao. Trường hợp Ba Lan cũng vậy, từ nhiều những thay đổi nho nhỏ, các bước đi nhỏ đã mang lại tổng thể là một nhà nước tân tiến, một chính thể mới và bây giờ là Ba Lan mới tại Liên minh Châu Âu.
Từng là nhân vật được bộ máy tuyên truyền của Việt Nam tôn thờ, quả là hi hữu khi Tướng Jaruzelski đồng ý nói chuyện với RFA.
Tại Ba Lan, phát ngôn của vị tướng nguyên chủ tịch nước đồng kiêm Bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản sẽ gặp phải các phản ứng kịch liệt. Không phải chỉ bởi Bàn Tròn bị ông trì hoãn nhiều năm mà còn bởi trong những giờ phút gay cấn của đất nước những năm 80, vị tướng lãnh đạo quân đội đã nhiều lần thỉnh cầu Liên Xô can thiệp và trị lại làn sóng đối lập nổi lên trên toàn nước. Ông cũng là tác giả của thiết quân luật tại Ba Lan năm 1981.
Nhắc tới thành công trong những giờ phút đăng quang kỉ niệm 20 năm Bàn Tròn, dư luận Ba Lan tưởng nhớ nạn nhân của độc tài với con số trên dưới 100 người bị tử nạn trong các cuộc đàn áp biểu tình. Ngoài con số đó, chỉ trong vòng 9 năm, cũng đã có ít nhất 100 người khác cho là bị thiệt mạng vì chính quyền ám sát bởi hoạt động chính trị, tôn giáo.
Trong bài sau, chúng tôi xin gửi tới quý thính giả RFA những chia sẻ kinh nghiệm của đại diện nhóm dân chủ trong đàm phán Bàn Tròn cùng với một số ý kiến của sử gia nhìn nhận diễn biến Bàn Tròn. Mời quý vị đón nghe.
Vân Anh, thông tín viên RFA tại Ba Lan.
= = = = =
Kinh nghiệm Bàn Tròn giá trị ở mọi nơi mọi lúc.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/poland-celebrates-the-20-anniversary-of-the-round-table-diccussion-that-changed-communist-regime-part-2sb%20-02092009152211.html
Ten Stół jest piękny pod każdym kątem.
Cái Bàn này đẹp ở mọi góc độ.
= = = = =
Hội nghị Bàn Tròn lịch sử ở Ba Lan
Vân Anh, thông tín viên RFA tại Ba Lan
2009-02-09
Đàm phán Bàn Tròn là đề tài cảm hứng dồi dào cho các tranh luật về chuyển đổi hòa bình từ chế độ cộng sản sang dân chủ.
20 năm trước, cả thế giới dồn mắt về Ba Lan và dùng các mỹ từ như "điều kỳ diệu" hay "cuộc cách mạng không ngờ" để nói về những chuyển đổi khác thường từ đàm phán Bàn Tròn và sau đó là bầu cử tự do đầu tiên tại Đông Âu.
Trong cuộc nói chuyện với RFA, tướng Jaruzelski không dấu, rằng chủ ý của lãnh đạo đảng cộng sản khi ngồi vào ghế Bàn Tròn là làm sao đẩy một phần trách nhiệm khủng hỏang kinh tế cho phe đối lập cùng gánh chịu.
20 năm trước, cả thế giới dồn mắt về Ba Lan và dùng các mỹ từ như "điều kỳ diệu" hay "cuộc cách mạng không ngờ" để nói về những chuyển đổi khác thường từ đàm phán Bàn Tròn và sau đó là bầu cử tự do đầu tiên tại Đông Âu.
Một trong những nhân vật chủ chốt tại đàm phán Bàn Tròn, ký giả kỳ cựu, ông Stefan Bratkowski nói với đài RFA rằng Bàn Tròn không thể thực hiện nếu phe cộng sản thiếu "thực dụng và khôn ngoan".
Thành viên dân chủ trong đàm phán Bàn Tròn, ký giả Stefan Bratkowski: Bàn Tròn chứng minh thỏa hiệp giữa tầng lớp lãnh đạo cộng sản và xã hội không phải là điều không thể. Nhờ có trải nghiệm Bàn Tròn, người ta đã mạnh dạn thay đổi thể chế bằng phương thức hòa bình tại các nước khối cộng sản để cuối cùng dẹp bỏ hoàn toàn Liên Bang Sô Viết. Khi đó người ta mới ngỡ ngàng hiểu ra rằng có thể đạt được dân chủ mà không đổ máu. Quả thật diễn biến tại Rumunia phủ nhận điều này nhưng có lẽ thảm cảnh ở Rumunia là điều không thể tránh khỏi bởi tầng lớp lãnh đạo đã không thể hiện chí khôn. Ba Lan may mắn vì tầng lớp lãnh đạo có đủ thực dụng và khôn ngoan đồng thời chính tầng lớp lãnh đạo cũng hãi sợ đụng độ với đối lập.Bàn Tròn quả thật là một trải nghiệm quý giá có thể vận dụng trong mọi thời điểm. Ví dụ như Cộng Hòa Nam Phi đã vận dụng kinh nghiệm này thành công kể cả khi tình trạng căng thẳng đôi bên còn tệ hơn hiện trạng Ba Lan trước khi có Bàn Tròn.
Vẫn ký giả Stefan Bratkowski, ông cho rằng Bàn Tròn không chỉ là trải nghiệm quý báu đối với người Ba Lan mà còn trọng đại đối với toàn Liên Bang Sô Viết trước kia và có thể thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới kể cả Phi Châu, chứng tỏ tính phổ dụng của đối thoại.
Thành viên dân chủ trong đàm phán Bàn Tròn, ký giả Stefan Bratkowski: Bàn Tròn quả thật là một trải nghiệm quý giá có thể vận dụng trong mọi thời điểm. Ví dụ như Cộng Hòa Nam Phi đã vận dụng kinh nghiệm này thành công kể cả khi tình trạng căng thẳng đôi bên còn tệ hơn hiện trạng Ba Lan trước khi có Bàn Tròn.
Người da trắng và da đen xung đột tới mức căm thù nhau thế nhưng vận dụng kinh nghiệm Ba Lan, người ta đã cùng nhau ngồi lại Bàn Tròn và kết quả là thống nhất quốc gia. Cộng Hòa Phi Châu hiện nay là một quốc gia hòa hợp giữa người da trắng và người da đen. Nhờ có Bàn Tròn mà mọi khủng hoảng đã bị dập tắt. Y hệt như tại Ba Lan.
Tuy vậy, kịch tính nhất và đáng chú ý nhất vẫn là các dấu hỏi liên quan tới quá trình chuyển đổi trong chính bộ máy cộng sản. Điều gì đã xui khiến phe cộng sản ngồi lại Bàn Tròn để từ đó gần như mất trắng quyền lực? Có bao nhiêu thiện chí từ phía cộng sản và bao nhiêu ép buộc của tình thế lên quyết định gần như "tự tử" của đảng cộng sản Ba Lan?
Giáo sư sử học Andrzej Paczkowski phủ nhận phe cộng sản có thiện chí đối thoại, đảng cộng sản tại Ba Lan đã buộc phải đàm phán Bàn Tròn bởi không còn sự lựa chọn nào khác.
Giáo sư sử học Andrzej Paczkowski: Nghiên cứu lịch sử Bàn Tròn, người sử gia luôn ghi nhớ quá trình liên quan tới Bàn Tròn là một chuỗi các nền tảng chính trị không cân xứng. Bàn Tròn là cuộc đàm phán kết thúc bằng thỏa hiệp.
Ý tưởng chính trị độc đáo này xuất phát từ bao giờ ư? Có thể cho rằng xuất phát ngay từ cuộc biểu tình quy mô tháng 8 năm 1980 tại Gdansk. Có điều là xuốt 9 năm liền kể từ 1980, chỉ có 1 bên của cuộc xung đột coi chiến lược mặc cả dung hòa là nhất thiết và hiệu quả. Chiến lược này là dòng chính trong chính sách của phe Đoàn Kết – một chính sách mới mẻ trong công cuộc tranh đấu trong chính trường Ba Lan thời đó.
Thế nhưng đối phương của Công Đoàn Đoàn Kết chưa bao giờ coi đối thoại là phương cách giải tỏa cọ sát đôi bên. Phe cộng sản không coi đối thoại là phương cách giải tỏa khủng hoảng mà chỉ ngồi vào bàn đối thoại khi không còn lựa chọn nào khác. Đối với đảng cộng sản, đối thoại chỉ là một trong những sách lược có thể vận dụng để đối phó trong những trường hợp cụ thể, chứ phe cộng sản không bao giờ đặt đối thoại vào chương trình hành động chính trị lâu dài của mình. Ít nhất là cho tới hết năm 1988.
Ngoài làn sóng phản kháng trong xã hội là ức ép thực tiễn nhất không thể phủ nhận, củng cố thêm bằng sức ép dư luận từ Mỹ và Tây Âu cũng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến Bàn Tròn, ngoài yếu tố Nhà Thờ, vẫn theo nhận xét của giáo sư Andrzej Paczkowski:
Giáo sư sử học Andrzej Paczkowski: Cũng cần nói thêm, Reagan, trong một phát biểu mạnh mẽ hồi năm cuối năm 1981, đáp lại diễn biến căng thẳng tại Ba Lan khi đó, đã đưa ra 3 yêu sách yêu cầu Đảng Cộng Sản Ba Lan 1 - hủy bỏ Thiết quân Luật, 2 - thả tự do cho tù nhân chính trị, và 3- đối thoại với Đoàn Kết và Nhà Thờ. Không lâu sau đó Hiệp định Atlanta cũng đã ghi lại 3 yêu sách đó. Các yêu sách này được thực hiện lần lượt vào năm 83 - hủy bỏ Thiết quân Luật , 86 – ân xá các tù nhân.
Mốc quan trọng trong diễn biến trong thái độ của chính quyền từ dè dặt tới màn cuối cùng là đối thoại phải kể tới chuyến thăm Ba Lan của Giáo Hoàng John Paul II. Có vẻ như là nó tạo ra động cơ mới cho nỗ lực đối thoại từ phía đảng cầm quyền.
= = = = =
2 bài đã đăng trên RFA
Bàn Tròn lịch sử. Ảnh mình tự chụp hôm 6 tháng 2 năm 2009 / Okragly Stol sfotografowany przeze mnie 6 lutego 2009
Từng là nhân vật được bộ máy tuyên truyền của Việt Nam tôn thờ, quả là hi hữu khi Tướng Jaruzelski đồng ý nói chuyện với RFA. Xem ông ấy nói gì tại link dưới đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Poland-celebrates-the-twentieth-anniversary-of-the-round-table-discussion-vanh-02082009123209.html
Dla Radio Free Asia zrobiłam artykuł na temat tak fascynujący, jak Okrągły Stół. Generał Wojciech Jaruzelski nawet ze mną porozmawiał. Jak na gwiazdę wietnamskiej propagandy, jego wypowiedzi muszą być dla niej mało przyjemne. :)
= = = = =
Đàm phán Bàn Tròn tròn 20 nămVân Anh, thông tín viên RFA - Ba Lan
2009-02-08
20 năm trước, đàm phán Bàn Tròn diễn ra tại Ba Lan, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân chủ tại nhiều nước Đông Âu.Cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh kinh tế Ba Lan tiếp tục lâm vào khủng hoảng, chính quyền bị sức ép của các làn sóng đình công lan rộng trong cả nước và dù có nhiều mâu thuẫn nơi đầu não lãnh đạo cộng sản về phương thức giải quyết khủng hoảng, các lãnh tụ cấp tiến của đảng cuối cùng cũng đành ngồi đối diện với đối lập sau nhiều lần trì hoãn.
Một trong những điều kiện nhà nước đưa ra trước khi ngồi vào Bàn Tròn là đối lập phải đình hoãn các cuộc đình công.
Tham gia Bàn Tròn là các nhân vật đại diện cho đối lập dân chủ, đầu não của Công Đoàn Đoàn Kết như Bronisław Geremek, Adam Michnik, Lech Wałęsa… với các lãnh đạo cao cấp của Ba Lan trong Đảng Công Nhân Thống Nhất.
Vai trò trung gian trong công cuộc thỏa hiệp được các lãnh tụ tinh thần là 3 linh mục Công giáo đảm nhiệm, tham gia trực tiếp vào Bàn Tròn.
Ngoài Bàn Chính quy tụ các nhân vật lãnh đạo đôi bên, các Bàn Nhỏ là nơi các nhóm tương đương tranh luận với những đề tài thỏa ước như cải cách kinh tế, cải cách chính trị, xã hội… Tổng cộng đã có gần 500 nhân vật các bên tham gia Bàn Tròn.
Bắt đầu một cách khá long trọng từ ngày 6 tháng 2 năm 1989 và kết thúc 2 tháng sau đó, đàm phán Bàn Tròn đạt được thỏa thuận đôi bên cho Ba Lan có quốc hội lưỡng viện, với 65% trong Hạ Viện cho phe cộng sản và 35% còn lại cho đối lập dân chủ. Không có phân chia cho bầu cử vào Thượng Viện. Đây là một trong những thành công lớn nhất của đàm phán Bàn Tròn, so với mục đích ban đầu phe đối lập đưa ra là tái hợp pháp Công Đoàn Đoàn Kết, công nhận nguyên tắc bảo vệ nhân quyền, dân quyền cơ bản như tự do ngôn luận, quyền tự trị và tòa án độc lập.
Nhà nước dân chủ Ba Lan ra đời
Cũng tại Bàn Tròn, các bên nhất trí cho bầu cử tự do vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 để rốt cuộc trong tổng số 100 chỗ trong Thượng Viện, đại diện phe dân chủ chiếm 99 chỗ. Nhà nước dân chủ của Ba Lan và cũng là chính thể dân chủ đầu tiên tại khối Sô Viết được hình thành từ đây.
Người được coi là tác giả của suy sụp kinh tế tại Ba Lan những năm 80, cũng là lãnh tụ cộng sản cuối cùng đưa ra quyết định cho phe cộng sản ngồi vào Bàn Tròn, tướng Wojciech Jaruzelski có cuộc nói chuyện riêng với RFA, tỏ ý hài lòng với kết quả đối thoại của Đảng cộng sản với đối phương 20 năm trước.
Tướng Wojciech Jaruzelski: Chủ ý của chính quyền khi đó là chấp nhận, cũng là điều bắt buộc vào khi đó bởi tình trạng kinh tế đòi hỏi cải cách sâu rộng có thể mang tới những hậu quả nặng nề cho xã hội. Cải cách chỉ có thể thực hiện khi có sự đồng thuận giữa các lực lượng chính trị khác nhau để đạt được cái tạm gọi là ‘ thuốc tê’ giảm đau cho ca mổ, là những cải cách sâu rộng đó. Đưa ra quyết định đàm phán, chúng tôi cũng biết phải trả giá chính trị cho quyết định này, rằng nó sẽ dẫn đến việc thu nhận ‘Công Đoàn Đoàn Kết’ vào hệ thống điều hành của chính quyền, để CĐ ĐK có vai trò trong chính thể và chịu một phần trách nhiệm cho công cuộc cải cách khó khăn và quy mô đó.
Vân Anh: Và sau 20 năm, ông vẫn cho rằng Bàn Tròn thành công trong các chủ ý ban đầu của mình?
Tướng Wojciech Jaruzelski: Thành công là ở chỗ Ba Lan hiện nay là quốc gia dân chủ, mà không phải là chỉ có dân chủ ở Ba Lan. Không phải tự phụ nhưng từ khi Ba Lan dân chủ, bao chuyển đổi đã tới ngay trong vùng, ngay tại Châu Âu và trên thế giới. Hãy thử ghi nhớ cách những lời lẽ của Tổng thống Reagan trong những năm 80 trong những dịp ông công du tới Moscow và Warsaw. Rồi các cuộc nói chuyện đáng mến của ông. Thế giới thay đổi, thực tiễn cũng thay đổi. Bàn Tròn không phải là sự việc tình cờ, mà, tôi xin sử dụng phương cách biện chứng Mác-xít, rằng đây là một quá trình biện chứng chuyển đổi từ các thay đổi về lượng tới các thay đổi về phẩm, mang tới phẩm chất cao. Trường hợp Ba Lan cũng vậy, từ nhiều những thay đổi nho nhỏ, các bước đi nhỏ đã mang lại tổng thể là một nhà nước tân tiến, một chính thể mới và bây giờ là Ba Lan mới tại Liên minh Châu Âu.
Từng là nhân vật được bộ máy tuyên truyền của Việt Nam tôn thờ, quả là hi hữu khi Tướng Jaruzelski đồng ý nói chuyện với RFA.
Tại Ba Lan, phát ngôn của vị tướng nguyên chủ tịch nước đồng kiêm Bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản sẽ gặp phải các phản ứng kịch liệt. Không phải chỉ bởi Bàn Tròn bị ông trì hoãn nhiều năm mà còn bởi trong những giờ phút gay cấn của đất nước những năm 80, vị tướng lãnh đạo quân đội đã nhiều lần thỉnh cầu Liên Xô can thiệp và trị lại làn sóng đối lập nổi lên trên toàn nước. Ông cũng là tác giả của thiết quân luật tại Ba Lan năm 1981.
Nhắc tới thành công trong những giờ phút đăng quang kỉ niệm 20 năm Bàn Tròn, dư luận Ba Lan tưởng nhớ nạn nhân của độc tài với con số trên dưới 100 người bị tử nạn trong các cuộc đàn áp biểu tình. Ngoài con số đó, chỉ trong vòng 9 năm, cũng đã có ít nhất 100 người khác cho là bị thiệt mạng vì chính quyền ám sát bởi hoạt động chính trị, tôn giáo.
Trong bài sau, chúng tôi xin gửi tới quý thính giả RFA những chia sẻ kinh nghiệm của đại diện nhóm dân chủ trong đàm phán Bàn Tròn cùng với một số ý kiến của sử gia nhìn nhận diễn biến Bàn Tròn. Mời quý vị đón nghe.
Vân Anh, thông tín viên RFA tại Ba Lan.
= = = = =
Kinh nghiệm Bàn Tròn giá trị ở mọi nơi mọi lúc.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/poland-celebrates-the-20-anniversary-of-the-round-table-diccussion-that-changed-communist-regime-part-2sb%20-02092009152211.html
Ten Stół jest piękny pod każdym kątem.
Cái Bàn này đẹp ở mọi góc độ.
= = = = =
Hội nghị Bàn Tròn lịch sử ở Ba Lan
Vân Anh, thông tín viên RFA tại Ba Lan
2009-02-09
Đàm phán Bàn Tròn là đề tài cảm hứng dồi dào cho các tranh luật về chuyển đổi hòa bình từ chế độ cộng sản sang dân chủ.
20 năm trước, cả thế giới dồn mắt về Ba Lan và dùng các mỹ từ như "điều kỳ diệu" hay "cuộc cách mạng không ngờ" để nói về những chuyển đổi khác thường từ đàm phán Bàn Tròn và sau đó là bầu cử tự do đầu tiên tại Đông Âu.
Trong cuộc nói chuyện với RFA, tướng Jaruzelski không dấu, rằng chủ ý của lãnh đạo đảng cộng sản khi ngồi vào ghế Bàn Tròn là làm sao đẩy một phần trách nhiệm khủng hỏang kinh tế cho phe đối lập cùng gánh chịu.
20 năm trước, cả thế giới dồn mắt về Ba Lan và dùng các mỹ từ như "điều kỳ diệu" hay "cuộc cách mạng không ngờ" để nói về những chuyển đổi khác thường từ đàm phán Bàn Tròn và sau đó là bầu cử tự do đầu tiên tại Đông Âu.
Một trong những nhân vật chủ chốt tại đàm phán Bàn Tròn, ký giả kỳ cựu, ông Stefan Bratkowski nói với đài RFA rằng Bàn Tròn không thể thực hiện nếu phe cộng sản thiếu "thực dụng và khôn ngoan".
Thành viên dân chủ trong đàm phán Bàn Tròn, ký giả Stefan Bratkowski: Bàn Tròn chứng minh thỏa hiệp giữa tầng lớp lãnh đạo cộng sản và xã hội không phải là điều không thể. Nhờ có trải nghiệm Bàn Tròn, người ta đã mạnh dạn thay đổi thể chế bằng phương thức hòa bình tại các nước khối cộng sản để cuối cùng dẹp bỏ hoàn toàn Liên Bang Sô Viết. Khi đó người ta mới ngỡ ngàng hiểu ra rằng có thể đạt được dân chủ mà không đổ máu. Quả thật diễn biến tại Rumunia phủ nhận điều này nhưng có lẽ thảm cảnh ở Rumunia là điều không thể tránh khỏi bởi tầng lớp lãnh đạo đã không thể hiện chí khôn. Ba Lan may mắn vì tầng lớp lãnh đạo có đủ thực dụng và khôn ngoan đồng thời chính tầng lớp lãnh đạo cũng hãi sợ đụng độ với đối lập.Bàn Tròn quả thật là một trải nghiệm quý giá có thể vận dụng trong mọi thời điểm. Ví dụ như Cộng Hòa Nam Phi đã vận dụng kinh nghiệm này thành công kể cả khi tình trạng căng thẳng đôi bên còn tệ hơn hiện trạng Ba Lan trước khi có Bàn Tròn.
Vẫn ký giả Stefan Bratkowski, ông cho rằng Bàn Tròn không chỉ là trải nghiệm quý báu đối với người Ba Lan mà còn trọng đại đối với toàn Liên Bang Sô Viết trước kia và có thể thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới kể cả Phi Châu, chứng tỏ tính phổ dụng của đối thoại.
Thành viên dân chủ trong đàm phán Bàn Tròn, ký giả Stefan Bratkowski: Bàn Tròn quả thật là một trải nghiệm quý giá có thể vận dụng trong mọi thời điểm. Ví dụ như Cộng Hòa Nam Phi đã vận dụng kinh nghiệm này thành công kể cả khi tình trạng căng thẳng đôi bên còn tệ hơn hiện trạng Ba Lan trước khi có Bàn Tròn.
Người da trắng và da đen xung đột tới mức căm thù nhau thế nhưng vận dụng kinh nghiệm Ba Lan, người ta đã cùng nhau ngồi lại Bàn Tròn và kết quả là thống nhất quốc gia. Cộng Hòa Phi Châu hiện nay là một quốc gia hòa hợp giữa người da trắng và người da đen. Nhờ có Bàn Tròn mà mọi khủng hoảng đã bị dập tắt. Y hệt như tại Ba Lan.
Tuy vậy, kịch tính nhất và đáng chú ý nhất vẫn là các dấu hỏi liên quan tới quá trình chuyển đổi trong chính bộ máy cộng sản. Điều gì đã xui khiến phe cộng sản ngồi lại Bàn Tròn để từ đó gần như mất trắng quyền lực? Có bao nhiêu thiện chí từ phía cộng sản và bao nhiêu ép buộc của tình thế lên quyết định gần như "tự tử" của đảng cộng sản Ba Lan?
Giáo sư sử học Andrzej Paczkowski phủ nhận phe cộng sản có thiện chí đối thoại, đảng cộng sản tại Ba Lan đã buộc phải đàm phán Bàn Tròn bởi không còn sự lựa chọn nào khác.
Giáo sư sử học Andrzej Paczkowski: Nghiên cứu lịch sử Bàn Tròn, người sử gia luôn ghi nhớ quá trình liên quan tới Bàn Tròn là một chuỗi các nền tảng chính trị không cân xứng. Bàn Tròn là cuộc đàm phán kết thúc bằng thỏa hiệp.
Ý tưởng chính trị độc đáo này xuất phát từ bao giờ ư? Có thể cho rằng xuất phát ngay từ cuộc biểu tình quy mô tháng 8 năm 1980 tại Gdansk. Có điều là xuốt 9 năm liền kể từ 1980, chỉ có 1 bên của cuộc xung đột coi chiến lược mặc cả dung hòa là nhất thiết và hiệu quả. Chiến lược này là dòng chính trong chính sách của phe Đoàn Kết – một chính sách mới mẻ trong công cuộc tranh đấu trong chính trường Ba Lan thời đó.
Thế nhưng đối phương của Công Đoàn Đoàn Kết chưa bao giờ coi đối thoại là phương cách giải tỏa cọ sát đôi bên. Phe cộng sản không coi đối thoại là phương cách giải tỏa khủng hoảng mà chỉ ngồi vào bàn đối thoại khi không còn lựa chọn nào khác. Đối với đảng cộng sản, đối thoại chỉ là một trong những sách lược có thể vận dụng để đối phó trong những trường hợp cụ thể, chứ phe cộng sản không bao giờ đặt đối thoại vào chương trình hành động chính trị lâu dài của mình. Ít nhất là cho tới hết năm 1988.
Ngoài làn sóng phản kháng trong xã hội là ức ép thực tiễn nhất không thể phủ nhận, củng cố thêm bằng sức ép dư luận từ Mỹ và Tây Âu cũng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến Bàn Tròn, ngoài yếu tố Nhà Thờ, vẫn theo nhận xét của giáo sư Andrzej Paczkowski:
Giáo sư sử học Andrzej Paczkowski: Cũng cần nói thêm, Reagan, trong một phát biểu mạnh mẽ hồi năm cuối năm 1981, đáp lại diễn biến căng thẳng tại Ba Lan khi đó, đã đưa ra 3 yêu sách yêu cầu Đảng Cộng Sản Ba Lan 1 - hủy bỏ Thiết quân Luật, 2 - thả tự do cho tù nhân chính trị, và 3- đối thoại với Đoàn Kết và Nhà Thờ. Không lâu sau đó Hiệp định Atlanta cũng đã ghi lại 3 yêu sách đó. Các yêu sách này được thực hiện lần lượt vào năm 83 - hủy bỏ Thiết quân Luật , 86 – ân xá các tù nhân.
Mốc quan trọng trong diễn biến trong thái độ của chính quyền từ dè dặt tới màn cuối cùng là đối thoại phải kể tới chuyến thăm Ba Lan của Giáo Hoàng John Paul II. Có vẻ như là nó tạo ra động cơ mới cho nỗ lực đối thoại từ phía đảng cầm quyền.
= = = = =
2 bài đã đăng trên RFA
Wednesday, 28 January 2009
Halt Abuses of Ethnic Khmer in Mekong Delta
http://www.hrw.org/en/news/2009/01/21/vietnam-halt-abuses-ethnic-khmer-mekong-delta
The Vietnamese government should immediately free Khmer Krom Buddhist monks and land rights activists in prison or under house arrest for the peaceful expression of their political and religious beliefs.
The Vietnamese government should immediately free Khmer Krom Buddhist monks and land rights activists in prison or under house arrest for the peaceful expression of their political and religious beliefs.
Kapuściński w Wietnamie / Du hành cùng Kapuscinski
http://wyborcza.pl/1,75475,6196607,Kapuscinski_w_Wietnamie.html
Ukazała się pierwsza książka Ryszarda Kapuścińskiego po wietnamsku. Autorką przekładu "Podróży z Herodotem" jest 33-letnia prawniczka z Warszawy
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090107_nguyenthailinh.shtml
Tác phẩm của nhà báo nổi tiếng người Ba Lan Ryszard Kapuściński, cũng là cây bút nhiều lần được nhắc tên như ứng viên giải Nobel văn học, vừa được dịch giả Nguyễn Thái Linh chuyển ngữ sang tiếng Việt, và ra mắt bạn đọc cuối năm 2008.
Ukazała się pierwsza książka Ryszarda Kapuścińskiego po wietnamsku. Autorką przekładu "Podróży z Herodotem" jest 33-letnia prawniczka z Warszawy
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090107_nguyenthailinh.shtml
Tác phẩm của nhà báo nổi tiếng người Ba Lan Ryszard Kapuściński, cũng là cây bút nhiều lần được nhắc tên như ứng viên giải Nobel văn học, vừa được dịch giả Nguyễn Thái Linh chuyển ngữ sang tiếng Việt, và ra mắt bạn đọc cuối năm 2008.
Tuesday, 13 January 2009
Katoliczki zaskarżają media
http://info.wiara.pl/index.php?grupa=4&art=1231790505
KAI/ jk
Dwie wietnamskie katoliczki, skazane przed miesiącem na karę więzienia w zawieszeniu wniosły skargę przeciwko oficjalnym mediom protestując przeciw fałszywym doniesieniom z procesu.
KAI/ jk
Dwie wietnamskie katoliczki, skazane przed miesiącem na karę więzienia w zawieszeniu wniosły skargę przeciwko oficjalnym mediom protestując przeciw fałszywym doniesieniom z procesu.
Tuesday, 6 January 2009
Sensacja na Łodygowej- Tin giật gân, tiếc thay có thật
= = = = =
Cảnh sát Ba Lan đưa tin lần đầu tiên tại nước này hai người Việt trồng cần sa đã bị bắt.
http://bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090102_viet_cannabis_poland.shtml
Vân Anh hỏi chuyện phó ủy viên Đồn Cảnh Sát thủ đô Warszawa. Hóa ra mấy người Việt phạm pháp từ Tiệp sang Ba Lan trồng cần sa - theo tìm hiểu và phân tích.
http://rfa.org/vietnamese/in_depth/Polish-police-arrest-two-Vietnamese-for-growing-marijuana-VAnh-01062009112511.html
= = = = = =
Skoro się to wydarzyło w Anglii, w Czechach, czemu nie w Polsce…
Mieliśmy jednak nadzieję, że do Polski plaga nie dociera tak szybko. Ale to już się zaczeło.
Prawie 400 krzaków konopi indyjskich oraz specjalistyczny sprzęt służący do nawadniania upraw, w tym: lampy, wentylatory, kondensatory, przewody wentylacyjne, filtry i odżywki zabezpieczyli policjanci z komendy stołecznej na posesji w Ząbkach. Jest to pierwszy przypadek w kraju, kiedy zatrzymano obywateli Wietnamu na gorącym uczynku podczas uprawiania konopi.
wiecej: http://policja.pl/portal/pol/1/34359/Sadzonki_konopi_na_Lodygowej.html
"Aby linia produkcyjna funkcjonowała sprawnie, sprawcy kradli prąd."
Skąd tylko pomysł, by kraść prąd to ja nie wiem… Tacy właśnie są wietnamscy przestępcy, mają talent do nielegalnych interesów.
W Anglii czy Czechach, osoby bezpośrednio pracujące na plantacje to przeważnie nielegalni imigranci, pracujący niewolniczo w tych zamkniętych pomieszczeniach. Interes ten w tych krajach jest powiązaniem różnych przestępstw, z których najpoważniejsze to handel ludźmi.
W Polsce, tym razem, jest jednak trochę inaczej, o ile mi wiadomo.
Zdjęcia dostarczył Rzecznik KMP. Dziękuję / Ảnh do Ban phát ngôn Đồn Công An Thủ Đô cung cấp. Xin cảm ơn.
= = = = =
Cảnh sát Ba Lan đưa tin lần đầu tiên tại nước này hai người Việt trồng cần sa đã bị bắt.
http://bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090102_viet_cannabis_poland.shtml
Vân Anh hỏi chuyện phó ủy viên Đồn Cảnh Sát thủ đô Warszawa. Hóa ra mấy người Việt phạm pháp từ Tiệp sang Ba Lan trồng cần sa - theo tìm hiểu và phân tích.
http://rfa.org/vietnamese/in_depth/Polish-police-arrest-two-Vietnamese-for-growing-marijuana-VAnh-01062009112511.html
= = = = = =
Skoro się to wydarzyło w Anglii, w Czechach, czemu nie w Polsce…
Mieliśmy jednak nadzieję, że do Polski plaga nie dociera tak szybko. Ale to już się zaczeło.
Prawie 400 krzaków konopi indyjskich oraz specjalistyczny sprzęt służący do nawadniania upraw, w tym: lampy, wentylatory, kondensatory, przewody wentylacyjne, filtry i odżywki zabezpieczyli policjanci z komendy stołecznej na posesji w Ząbkach. Jest to pierwszy przypadek w kraju, kiedy zatrzymano obywateli Wietnamu na gorącym uczynku podczas uprawiania konopi.
wiecej: http://policja.pl/portal/pol/1/34359/Sadzonki_konopi_na_Lodygowej.html
"Aby linia produkcyjna funkcjonowała sprawnie, sprawcy kradli prąd."
Skąd tylko pomysł, by kraść prąd to ja nie wiem… Tacy właśnie są wietnamscy przestępcy, mają talent do nielegalnych interesów.
W Anglii czy Czechach, osoby bezpośrednio pracujące na plantacje to przeważnie nielegalni imigranci, pracujący niewolniczo w tych zamkniętych pomieszczeniach. Interes ten w tych krajach jest powiązaniem różnych przestępstw, z których najpoważniejsze to handel ludźmi.
W Polsce, tym razem, jest jednak trochę inaczej, o ile mi wiadomo.
Zdjęcia dostarczył Rzecznik KMP. Dziękuję / Ảnh do Ban phát ngôn Đồn Công An Thủ Đô cung cấp. Xin cảm ơn.
= = = = =
Ghi chép bên lề Hội nghị Tự Do Đoàn Kết tháng 12 năm 2008
Trong dịp kỉ niệm 60 năm Hiệp Ước Nhân Quyền ra đời, tại Ba Lan đã diễn ra hội nghị „Tự Do và Đoàn Kết” do Hội Tự Do Ngôn Luận (Ba Lan) tổ chức. Hội nghị diễn ra lần thứ 2, quy tụ các lực lượng đối lập từ các quốc gia chưa dân chủ như Chechnia, các nước Trung Đông, Trung Quốc, Việt Nam…
Hội nghị lần này tiếp nối cho hội nghị 1 năm trước đó, 2007. Năm nay, ngòai các bàn thảo, hội nghị cho ra đời 2 nghị quyết: Gửi tới Liên Hiệp Quốc yêu cầu cho ngày 4 tháng 6 hàng năm là ngày Quốc Tế Chống Độc Tài (ngày 4 tháng 6 năm 1989 vốn là ngày bầu cử tự do đầu tiên tại Đông Âu – Ba Lan, cùng ngày thảm sát Thiên An Môn – Trung Quốc). Nghị quyết thứ 2 yêu cầu các nguyên thủ quốc gia đích thực lên tiếng về nhân quyền trong mỗi lần tiếp xúc với các đại diện độc tài.
Bài viết chia sẻ thêm thông tin về hội nghị qua 1 số trao đổi bên lề sau hội nghị với anh Đỗ Hoàng Điềm của đảng Việt Tân và anh Nguyễn Kế Vũ của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ.
Vì sao ý nghĩa?
Nguyễn Kế Vũ chia sẻ việc tham gia hội nghị có ý nghĩa thế nào đối với người hoạt động dân chủ như anh: Việc tham dự Đại Hội Tự Do và Đoàn Kết tại Ba Lan góp phần giao lưu trao đổi tìm hiểu thông tin chung của các thành viên bên phe đối lập tại các nước. Nhờ có cuộc gặp gỡ giúp mọi người hiểu rõ thêm những khó khăn, cản trở giữa các nước với nhau đồng thời có thêm những mối liên lạc cần thiết cho mai sau.
TVA: Về ý tưởng khả năng liên kết các lực lượng, anh Kế Vũ đánh giá ra sao?
NKV: Mình rất ủng hộ. Liên kết nhằm tạo một tiếng nói có trọng lượng hơn trong tương lai. Tuy nhiên vẫn còn 1 số rào cản do tình hình giữa các nước khác nhau, phong trào dân chủ của Việt Nam chỉ có những điểm tương đồng với Trung Quốc, còn các nước khác tuy dân chủ chưa được thực hiện hoàn toàn, nhưng chính phủ cầm quyền cho phép Đảng đối lập hoạt động. Đó là tình hình khác biệt rõ nét nhất giữa ta và bạn.
Tâm sự của anh Đỗ Hoàng Điềm: Hội nghị được tổ chức mục đích làm sao hỗ trợ cho các phong trào dân chủ tại một số quốc gia còn độc tài và mong muốn sao có thể kết hợp cùng hành động. Trong khung cảnh đó, hội nghị lần này tập trung soạn thảo các khung sườn để làm sao các lực lượng dân chủ từ 14 quốc gia có thể đến với nhau, phối hợp với nhau để làm sao tận dụng được sức mạnh tập thể, dùng sức mạnh đó vận động và tạo thêm các áp lực cho chính giới Châu Âu có thái độ đối với các chính quyền độc tài.
Nguyễn Kế Vũ, Đỗ Hoàng Điềm thăm quan tượng đài lịch sử tại trung tâm thành phố Warsaw
Làm sao kết hợp?
TVA: Nhưng mỗi quốc gia có một đặc thù riêng trong công cuộc đấu tranh chống độc tài. Ý tưởng liên kết các lực lượng đối lập có vẻ hợp lý thế nhưng theo anh liệu đây có phải điều khả thi qua hội nghị này?
ĐHĐ: Đương nhiên đó là vấn đề phức tạp, nhưng những phức tạp đó nằm trong lĩnh vực kĩ thuật, làm sao có thể phối hợp với nhau cho hiệu quả. Điều quan trọng là tất cả các phong trào dân chủ đều có điểm chung là ước vọng tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở quốc gia mình. Tôi cho rằng điểm chung và nhu cầu chung đó sẽ là chất keo nối kết các phong trào này với nhau. Ai cũng nhận thức được sức mạnh số đông và nếu các phong trào dân chủ biết kết nối sẽ gây nên sức mạnh. Khó khăn trở ngại tôi ghi chỉ là vấn đề kĩ thuật thôi, và tôi ghi rằng sẽ có hình thức làm việc hợp lý để vượt qua các giới hạn đó. Hội nghị lần này đã trao đổi nhiều về những giới hạn đó và hội nghị cũng đã cố gắng tìm các biện pháp vượt qua.
TVA: Và anh có nghĩ rằng Hội Tự Do Ngôn Luận tại Ba Lan sẽ là nơi thích hợp để giải quyết các khó khăn đó không thưa anh?
ĐHĐ: Hội Tự Do Ngôn Luận tại Ba Lan đã làm một việc tôi cho là vô cùng quan trọng. Họ làm chất keo và chất xúc tác để thực hiện nguyện vọng của 11 phong trào dân chủ đến với nhau. Không những vậy, họ còn có tiềm năng tiết tạo một môi trường chung dung để tất cả đều có thể đến với nhau. Bên cạnh đó, Ba Lan lại là một quốc gia có truyền thống và có sự thành công của Công Đoàn Đoàn Kết. Với điều kiện như vậy, tôi cho rằng Hội Tự Do Ngôn Luận sẽ đóng vai trò hữu ích và tốt đẹp.
Ngoài đại diện Việt Tân và Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ còn có đại diện đảng Dân Chủ XXI có tham dự hội nghị này. Đoàn Việt Nam thiếu sự tham gia của đại diện được đề cử trong hội nghị năm ngoái, ông Đoàn Viết Hoạt. Là người Việt Nam tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ, ông không được lãnh sự Ba Lan tại Mỹ cấp visa trước thời hạn hội nghị bắt đầu. Bộ Ngoại Giao Ba Lan, ban đầu nhận tài thọ cho hội nghị nhưng lập tức bị nhiều khuyến cáo từ các chính thể độc tài và cuối cùng bị sức ép và đã rút lui khỏi phần tài trợ cho hội nghị. Sau cú „nhận con rồi lại bỏ chợ” của Bộ Ngoại Giao Ba Lan, hội nghị cũng trở thành một minh chứng cụ thể khiến việc kết hợp các phong trào dân chủ trên thế giới và mục đích đặt ra của hội nghị càng trở nên cấp bách.
Có cả chương trình ngoài hội nghị
Ngòai chương trình hội nghị, đoàn Việt Nam đã lưu lại Ba Lan nhiều ngày sau đó và thực hiện các chương trình gặp gỡ một số anh em dân chủ Việt Nam tại Ba Lan, thăm hỏi cộng đồng người Việt Nam tại đây, thăm khu buôn bán Sân Vận Động Mười năm, được giới thiệu về một số khu đầu não của các tổ chức trung thành với nhà nước như Trung tâm thương mại, chùa và nhà văn hóa quốc doanh. Đoàn còn tới thăm cả các khu bảo tàng cộng sản tại Ba Lan và chứng kiến người Ba Lan biểu tình trước cửa biệt thự tướng Jaruzelski nhân kỉ niệm 27 năm ngày ông này ra lệnh thiết quân luật tại Ba Lan, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chính quyền trong việc đè ép làn sóng dân chủ nổi lên tại Ba Lan 2 năm đầu của thập niên 80.
ghi chép tháng 12 năm 2008
Hội nghị lần này tiếp nối cho hội nghị 1 năm trước đó, 2007. Năm nay, ngòai các bàn thảo, hội nghị cho ra đời 2 nghị quyết: Gửi tới Liên Hiệp Quốc yêu cầu cho ngày 4 tháng 6 hàng năm là ngày Quốc Tế Chống Độc Tài (ngày 4 tháng 6 năm 1989 vốn là ngày bầu cử tự do đầu tiên tại Đông Âu – Ba Lan, cùng ngày thảm sát Thiên An Môn – Trung Quốc). Nghị quyết thứ 2 yêu cầu các nguyên thủ quốc gia đích thực lên tiếng về nhân quyền trong mỗi lần tiếp xúc với các đại diện độc tài.
Bài viết chia sẻ thêm thông tin về hội nghị qua 1 số trao đổi bên lề sau hội nghị với anh Đỗ Hoàng Điềm của đảng Việt Tân và anh Nguyễn Kế Vũ của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ.
Vì sao ý nghĩa?
Nguyễn Kế Vũ chia sẻ việc tham gia hội nghị có ý nghĩa thế nào đối với người hoạt động dân chủ như anh: Việc tham dự Đại Hội Tự Do và Đoàn Kết tại Ba Lan góp phần giao lưu trao đổi tìm hiểu thông tin chung của các thành viên bên phe đối lập tại các nước. Nhờ có cuộc gặp gỡ giúp mọi người hiểu rõ thêm những khó khăn, cản trở giữa các nước với nhau đồng thời có thêm những mối liên lạc cần thiết cho mai sau.
TVA: Về ý tưởng khả năng liên kết các lực lượng, anh Kế Vũ đánh giá ra sao?
NKV: Mình rất ủng hộ. Liên kết nhằm tạo một tiếng nói có trọng lượng hơn trong tương lai. Tuy nhiên vẫn còn 1 số rào cản do tình hình giữa các nước khác nhau, phong trào dân chủ của Việt Nam chỉ có những điểm tương đồng với Trung Quốc, còn các nước khác tuy dân chủ chưa được thực hiện hoàn toàn, nhưng chính phủ cầm quyền cho phép Đảng đối lập hoạt động. Đó là tình hình khác biệt rõ nét nhất giữa ta và bạn.
Tâm sự của anh Đỗ Hoàng Điềm: Hội nghị được tổ chức mục đích làm sao hỗ trợ cho các phong trào dân chủ tại một số quốc gia còn độc tài và mong muốn sao có thể kết hợp cùng hành động. Trong khung cảnh đó, hội nghị lần này tập trung soạn thảo các khung sườn để làm sao các lực lượng dân chủ từ 14 quốc gia có thể đến với nhau, phối hợp với nhau để làm sao tận dụng được sức mạnh tập thể, dùng sức mạnh đó vận động và tạo thêm các áp lực cho chính giới Châu Âu có thái độ đối với các chính quyền độc tài.
Nguyễn Kế Vũ, Đỗ Hoàng Điềm thăm quan tượng đài lịch sử tại trung tâm thành phố Warsaw
Làm sao kết hợp?
TVA: Nhưng mỗi quốc gia có một đặc thù riêng trong công cuộc đấu tranh chống độc tài. Ý tưởng liên kết các lực lượng đối lập có vẻ hợp lý thế nhưng theo anh liệu đây có phải điều khả thi qua hội nghị này?
ĐHĐ: Đương nhiên đó là vấn đề phức tạp, nhưng những phức tạp đó nằm trong lĩnh vực kĩ thuật, làm sao có thể phối hợp với nhau cho hiệu quả. Điều quan trọng là tất cả các phong trào dân chủ đều có điểm chung là ước vọng tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở quốc gia mình. Tôi cho rằng điểm chung và nhu cầu chung đó sẽ là chất keo nối kết các phong trào này với nhau. Ai cũng nhận thức được sức mạnh số đông và nếu các phong trào dân chủ biết kết nối sẽ gây nên sức mạnh. Khó khăn trở ngại tôi ghi chỉ là vấn đề kĩ thuật thôi, và tôi ghi rằng sẽ có hình thức làm việc hợp lý để vượt qua các giới hạn đó. Hội nghị lần này đã trao đổi nhiều về những giới hạn đó và hội nghị cũng đã cố gắng tìm các biện pháp vượt qua.
TVA: Và anh có nghĩ rằng Hội Tự Do Ngôn Luận tại Ba Lan sẽ là nơi thích hợp để giải quyết các khó khăn đó không thưa anh?
ĐHĐ: Hội Tự Do Ngôn Luận tại Ba Lan đã làm một việc tôi cho là vô cùng quan trọng. Họ làm chất keo và chất xúc tác để thực hiện nguyện vọng của 11 phong trào dân chủ đến với nhau. Không những vậy, họ còn có tiềm năng tiết tạo một môi trường chung dung để tất cả đều có thể đến với nhau. Bên cạnh đó, Ba Lan lại là một quốc gia có truyền thống và có sự thành công của Công Đoàn Đoàn Kết. Với điều kiện như vậy, tôi cho rằng Hội Tự Do Ngôn Luận sẽ đóng vai trò hữu ích và tốt đẹp.
Ngoài đại diện Việt Tân và Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ còn có đại diện đảng Dân Chủ XXI có tham dự hội nghị này. Đoàn Việt Nam thiếu sự tham gia của đại diện được đề cử trong hội nghị năm ngoái, ông Đoàn Viết Hoạt. Là người Việt Nam tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ, ông không được lãnh sự Ba Lan tại Mỹ cấp visa trước thời hạn hội nghị bắt đầu. Bộ Ngoại Giao Ba Lan, ban đầu nhận tài thọ cho hội nghị nhưng lập tức bị nhiều khuyến cáo từ các chính thể độc tài và cuối cùng bị sức ép và đã rút lui khỏi phần tài trợ cho hội nghị. Sau cú „nhận con rồi lại bỏ chợ” của Bộ Ngoại Giao Ba Lan, hội nghị cũng trở thành một minh chứng cụ thể khiến việc kết hợp các phong trào dân chủ trên thế giới và mục đích đặt ra của hội nghị càng trở nên cấp bách.
Có cả chương trình ngoài hội nghị
Ngòai chương trình hội nghị, đoàn Việt Nam đã lưu lại Ba Lan nhiều ngày sau đó và thực hiện các chương trình gặp gỡ một số anh em dân chủ Việt Nam tại Ba Lan, thăm hỏi cộng đồng người Việt Nam tại đây, thăm khu buôn bán Sân Vận Động Mười năm, được giới thiệu về một số khu đầu não của các tổ chức trung thành với nhà nước như Trung tâm thương mại, chùa và nhà văn hóa quốc doanh. Đoàn còn tới thăm cả các khu bảo tàng cộng sản tại Ba Lan và chứng kiến người Ba Lan biểu tình trước cửa biệt thự tướng Jaruzelski nhân kỉ niệm 27 năm ngày ông này ra lệnh thiết quân luật tại Ba Lan, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chính quyền trong việc đè ép làn sóng dân chủ nổi lên tại Ba Lan 2 năm đầu của thập niên 80.
ghi chép tháng 12 năm 2008
Subscribe to:
Posts (Atom)