Saturday 25 October 2008

Phóng sự không hộ chiếu

Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã gửi một công hàm đặc biệt, thông báo về quyết định từ chối cấp, đổi hộ chiếu.

Tôi vốn bị các bác cán bộ nhà nước ta ghét, nhưng bị ghét tới mức nào thì phải hoạt động dân chủ mới biết được.


Dưới đây là văn bản ĐSQ gửi cho tôi qua đường bưu điện. Mời các bạn chiêm ngưỡng.

Cáo trạng: "bà Tôn Vân Anh đã có những hoạt động đi ngược lại lợi ích của Nhà nước, nhân dân Việt Nam và quan hệ truyền thống Việt Nam - Ba Lan.".

Tạm coi như tôi vừa lãnh một bản án. Bọn họ hòng dùng quyển hộ chiếu để trừng phạt đồng thời gây khó dễ cho cuộc sống của tôi nơi xứ người. Cũng bằng hộ chiếu của tôi, nhà nước cộng sản đang muốn khủng bố, răn đe những ai chưa ngả hẳn về phe dân chủ .

Tôi cùng bức thư ngộ nghĩnh phải cùng nhau đích thân lặn lội tới tòa đại sứ nước ta tại Warszawa ở phố Resorowa để tìm minh giải cho một số thắc mắc khác, ví dụ: Điều 14 và 15 của Nghị định chính phủ số 48/CP cho phép truy cứu hình sự nếu chủ nhân lạm dụng hộ chiếu làm ảnh hưởng an ninh, gây án, chứ không cho phép từ chối cấp hộ chiếu vì công dân "gây ảnh hưởng tới quan hệ truyền thống Ba Lan - Việt Nam". Ngoài ra văn bản chỉ có con dấu "trần truồng" mà không có chữ kí, không có số hiệu thì văn bản có phải là hợp pháp hay không? Tôi mời 2 bạn hữu người Ba Lan đi cùng để chứng kiến tôi làm việc tại tòa đại sứ Việt Nam.

Chúng tôi đã có được các câu trả lời chính thức từ hai nhân viên lãnh sự, ông Ngô Hương Nam và bà Lê Thị Thái Hà, rằng: * đây là văn bản duy nhất ĐSQ CHXHCN Việt Nam tại Ba Lan gửi cho tôi, * văn bản không có số hiệu và chữ kí mới là văn bản chính thức vì, cũng như lời hai nhân viên lãnh sự: các công hàm ĐSQ Việt Nam gửi cho nhà nước Ba Lan cũng không có chữ kí và số văn bản, * văn bản này hợp pháp vì thực hiện quyết định của Bộ công an trong nước, ĐSQ Việt Nam tại Ba Lan thực hiện đúng quyết định trong nước đưa ra.

Kết thúc phần hỏi đáp với hai nhân viên lãnh sự, tôi thành công trong việc yêu cầu ĐSQ hoàn trả lại số tiền 175 zł tôi nộp trước đó cho chi phí hộ chiếu. Tôi cũng yêu cầu lãnh sự cấp cho tôi giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân. Tôi yêu cầu vậy chủ yếu để xem họ giải quyết ra sao với công dân đã bị từ chối cấp hộ chiếu tại nước ngoài. Rốt cuộc họ cũng đã cấp cho tôi giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân sau khi hai nhân viên lãnh sự phải vào „cánh gà” hội ý rất lâu. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi có một cuộc hội ngộ hằng mong và vô cùng thú vị trong phòng chờ của tòa lãnh sự.



Tác giả cuốn „Đêm giữa ban ngày”, Vũ Thư Hiên và tù nhân lương tâm Uyên Thao từng 16 năm làm tù nhân lương tâm của 3 chế độ Diệm, Thiệu, Cộng Sản, trong đó 12 năm tù cộng sản.

Đôi bạn Hiên, Thao có đề nghị không dùng danh xưng "chú", "bác" mà chỉ cần coi chú bác là bạn. Thật vinh hạnh được kết thân với những con người tuyệt vời, mang lại cho tôi bao nhiêu niềm tin và nghị lực.



Công hàm đặc biệt này là đề tài bàn thảo rôm rả của tôi với bạn bè. Phản ứng bất chợt của họ đồng đều và cũng mới mẻ tới mức có thể coi đó là một hiện tượng tôi chưa từng khám phá: tất cả đều phì cười và bình luận rất nhiều về việc nhà nước Việt Nam đưa ra một văn bản tự bêu riếu mình quá mức. Một số nhà hoạt động xã hội và các nhân vật trong chính giới lại còn giang tay chúc mừng tôi là đằng khác.

Còn tôi ư? Càng nghĩ, càng trao đổi nhiều hơn với bạn bè, tôi càng tiếp nhận cách nhìn lạc quan và điềm tĩnh hơn, trái với cảm giác uất giận, buồn ngán hôm đầu tiên nhìn cái thư quyết định khước từ quyền được cấp hộ chiếu. Nói cho cùng, tác giả của thư không dấu mình là kẻ độc tài, tự cho mình quyền té tát và luận tội thường dân.


Nhờ có „quyết định từ chối” này mà tôi và quân độc tài tự đẩy nhau ra 2 thế cực: không có giữa 2 bên bất kì một điểm nào hòa hợp, vậy khỏi phải mập mờ trong quan hệ, là điều không phải dễ có được trong thời buổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thời buổi Việt Nam là thành viên WTO và Trung Quốc có chân trong ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc…



= = = = = = =


Bài đã được X-CaFe và ĐànChimViệt.COM mang tới cho Bạn Đọc của mình để bạn đọc được quyền tìm hiểu và bình luận. Đa tạ, đa tạ!

http://www.x-cafevn.org/?q=node/1373
http://danchimviet.com/articles/662/1/Phong-s-khong-h-chiu/TrangPage1.html

Friday 24 October 2008

Không có tự do nếu thiếu đoàn kết

Có lầm không khi nói cột rễ của xã hội dân chủ và dân sự phải là khả năng cởi mở với tinh thần đoàn kết và giá trị tự do?
Hãy cởi mở trước các giá trị đoàn kết và tự do


Người Việt Nam thường dùng hình ảnh "lá lành đùm lá rách". Người Ba Lan và lịch sử Ba Lan cũng bởi đoàn kết - solidarność mới có được ngày hôm nay.

Đoàn kết không có nghĩa là bấu víu lẫn nhau theo kiểu cục bộ, bao che, bè phái. Đoàn kết có nghĩa là tinh thần sẵn sàng san sẻ mọi thăng trầm và thăng tiến, hòng cải thiện hiện trạng của một tập thể và đồng tâm trong tinh thần phục vụ, mưu cầu thiện huy.

Đoàn kết không phải là khẩu hiệu. Đoàn kết là cả một công trình hòa hợp đồ sộ, nơi mắt xích cũng như nền tảng được mấu kết bởi tôn trọng và thực thi các giá trị tự nhiên cơ bản của con người. Đoàn kết có thể bao la như tinh thần hướng thiện của con người, đối nghịch với cái ác cục bộ, thâm sâu.

Trong tinh thần hướng thiện và ý thức trách nhiệm với đồng loại đã có đoàn kết.

Có thể chúng ta quá dè chừng với khái niệm "tự do" khi vận động dân chủ cho nước nhà? Tự do thực sự không có gì đáng gườm. Tự do là ý thức chủ động của bản thân, là khởi đầu của quyền lợi và ý thức về quyền tự quyết. Một cộng đồng không biết tới tự do thì đoàn kết chỉ có nghĩa là đưa tất cả vào... đóng hộp, để tự an ủi rằng ta đang đoàn kết.

Còn tinh thần trách nhiệm thì sao? Tinh thần trách nhiệm có nghĩa là san sẻ một cách cởi mở và tran hòa trong tinh thần đùm bọc, yêu thương.

Đoàn kết là một khái niệm nhân văn cơ bản. Giáo Hoàng Jonh Paul II từng nhắn nhủ: "Không có tự do nếu thiếu đoàn kết". Trong câu nói, Ngài đã gửi gắm cả niềm tin vào tính nhân bản ở mỗi con người.
= = = = = = =

Friday 10 October 2008

Thủ Tướng VN làm Thủ Tướng Ba Lan chết đứng, trong khi Vân Anh chết điếng nhưng mừng thầm - Premier SRW bardzo się obawiał, ale nic nie wiedział

photo: http://www.orient.waw.pl/


Tháng 9 năm 2007, tớ vinh sự được "mời ra ngoài" cuộc họp báo giữa hai vị thủ tướng Ba Lan và Việt Nam, tiện thể thắng đậm trong việc đưa sự kiện lên tất thảy các cơ quan truyền thông hàng đầu tại Ba Lan. Dư luận đồng loạt lên tiếng: "Thủ tướng Việt Nam quan ngại có nhà báo tự do xuất hiện tại họp báo nên phải ném đá bằng tay mấy anh cảnh vệ Ba Lan" rồi giả bộ "không biết gì" khi bị các kí giả Ba Lan chất vấn.
Đối với tớ là kỉ niệm khó phai nhòa. :)

Cùng hồi tưởng và rút kinh nghiệm qua các tin tiếng Việt:
Ở Đàn Chim Việt cũ cũng từng có mấy bài liền, giờ đi tong cả rồi, tiếc quá.

Tiếng Ba Lan, po polsku o tym, jak zostałam wyrzucona z Belwederu i za co

Lại có cả Amnesty International bênh mình nữa chứ!
Oświadczenie wydała polska sekcja Amnesty International.

Đặc biệt cảm ơn ngài Bogdan Boruszewicz, nguyên Chủ tịch Thượng viện Ba Lan! A Marszałek Senatu, Bogdan Boruszewicz, udzielił mi wywiadu, słychać go było na antenie Radia Wolna Azja.

Thành lòng cảm ơn tất cả (kể cả thủ tướng N.T.Dũng).



Thursday 9 October 2008

An ninh VN :tái hoạt động" tại Ba Lan - Vietnamese Security Police Again Active in Poland





photo: www.orient.waw.pl
Tiếng Việt:
Nhật báo lớn của Ba Lan, tờ Wyborcza một lần nữa lên tiếng về vụ việc mà họ mô tả là biên phòng Ba Lan giúp an ninh Việt Nam bắt những người Việt bất đồng chính kiến. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081009_a18.shtml



Vietnamese Security Police Again Active in Poland
Grzegorz Lisicki - 2008-10-08 - wyborcza.pl
http://wyborcza.pl/1,76842,5783418,Vietnamese_Security_Police_Again_Active_in_Poland.html
Its functionaries are arresting Vietnamese dissidents in Poland. And they are again being helped in this by the Polish border police.
The Vietnamese act on the basis of a bilateral agreement signed in 2004. The readmission agreement provides for the two countries to cooperate in handing over their citizens to each other. Warsaw has taken advantage of it in just a few cases to date, for instance, to help persons who've lost their documents while on vacation. Hanoi has turned the agreement into an instrument for hunting down dissidents on emigration in Poland. It is in the regime's favour that the émigré dissidents often don't have Polish residence permits.
The first visit by the officers of Section A18 of the People's Militia, whose job is to keep Vietnamese immigrants under surveillance (Poland is an important centre of anti-regime Vietnamese opposition), took place in February. It was preceded by a round-up that the Polish Border Guard carried out in Wólka Kosowska near Warsaw. About a hundred Vietnamese nationals had been apprehended. During interrogations conducted by the A18, they were pressed to become informers under the pain of immediate deportation. In May, the A18 returned. In a detention centre in Przemyśl in south-eastern Poland, they interrogated 120 of their compatriots brought by the Polish border police from all over Poland.
The third visit has just taken place. Wioletta Paprocka, spokesperson for the Interior Ministry, says, 'Its purpose was to verify identities and issue travel documents'.
This time too the Border Guard rounded up several dozen Vietnamese. Even before the arrival of the A18, they were told to fill detailed questionnaires.
'These had been sent from Vietnam and contained typically nosy questions about addresses, contacts, and details about friends and acquaintances', says Robert Krzysztoń, a civil-liberty activist from Stowarzyszenie Wolnego Słowa, a pro-freedom of speech association.
The questionnaires are a new thing. Thanks to them, the A18 officers don't have to interrogate al the apprehended dissidents, because they know a lot from the questionnaires anyway.
'What the so called verification of identities really means is picking out dissidents sought by the A18 on the basis of lists brought from Vietnam', says Mr Krzysztoń. 'When a person whose name is on the list confirms his personal details during the interrogation, the Vietnamese Embassy immediately issues deportation documents for them. Back in Vietnam, the man immediately ends up in jail or labour camp'.
'We know that the interrogations take place in a Border Guard official's room. There's a camera there, so it's possible they're recorded', says Ton Van Anh, a Vietnamese opposition activist in Poland. 'They are conducted in an aggressive atmosphere and, which is against the law, Polish Border Guard officers are not present. Two A18 agents grill you, a third one takes it down in a computer'.
Vietnamese immigrants also report that this time the A18 has been visiting the arrested men's families in Poland. 'They promise release in return for collaboration', we hear from a Vietnamese immigrant.
'The readmission agreement is being used to get rid of unwelcome immigration. It's in the Border Guard's interest, because this way they can show they're cleansing Poland of illegal aliens', says Mr Krzysztoń. 'The Vietnamese secret police also have an interest here. And that's how the Polish democracy supports a communist regime'.
The Helsinki Foundation in Poland some time ago called for a review of the readmission agreement in terms of the benefits it offers each of the countries. Former Solidarity activist Seweryn Blumsztajn urged the government to actually renounce it, writing in Gazeta: 'It's a long time since I've been so ashamed of my country'.
But the Interior Ministry has been deaf to those appeals. The readmission agreement has already been the subject of three parliamentary questions asked by Civic Platform (PO) deputy Dariusz Lipiński. One of those was addressed to Interior Minister and Deputy Prime Minister Grzegorz Schetyna, asking why Poland itself invites the Vietnamese security agents here; why the agreement allows foreign special services to operate in the territory of Poland; and on what terms the agreement can be renounced.
A reply was offered by Deputy Interior Minister Piotr Stachańczyk, who wrote that there are good grounds for maintaining the agreement. 'Currently many countries, including EU member states, are striving to sign readmission agreements with Vietnam. Such negotiations are being carried by the Czech Republic and France', wrote Mr Stachańczyk.
'The Interior Ministry has not answered my questions', says Mr Lipiński.
In his reply, Mr Stachańczyk says that the 'ministry will make an effort for the interrogations to be recorded'.
'This confirms that what we've heard about the detention centre in Przemyśl is true', stresses Ton Van Anh. 'It's the Vietnamese security police that rules there'.

Translated by Marcin Wawrzyńczak

Thursday 2 October 2008

Bezpieka Wietnamu w Polsce

A 18

http://forum.sws.org.pl/viewtopic.php?t=2691

To link do szereg artykułów i informacji na temat przesłuchań Wietnamczyków przeprowadzonych przez wietnamską SB w aresztach na terenie RP, przy współpracy Straży Granicznej.

Raport Human Rights Watch o sytuacji praw człowieka

2007 - Tổ chức Theo dõi nhân quyền lên tiếng trong cáo trình hàng năm, tiếp tục công nhận nhà nước Việt Nam dùng các biện pháp tra tấn để đàn áp người bất đồng chính kiến. Hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam chưa bao giờ tệ hại như vậy kể từ 20 năm qua, bản cáo trình viết.


English, polski, tiếng Việt http://forum.sws.org.pl/viewtopic.php?t=2679

Najbardziej powściągliwa instytucja praw człowieka potwierdza masowe represje i stosowania tortur wobec przedstawicieli niezależnego społeczeństwa i wyznawców różnych religii. W Wietnamie aż tak źle nie było od 20 lat - mówi raport.