Wednesday, 28 January 2009

Halt Abuses of Ethnic Khmer in Mekong Delta

http://www.hrw.org/en/news/2009/01/21/vietnam-halt-abuses-ethnic-khmer-mekong-delta

The Vietnamese government should immediately free Khmer Krom Buddhist monks and land rights activists in prison or under house arrest for the peaceful expression of their political and religious beliefs.

Kapuściński w Wietnamie / Du hành cùng Kapuscinski

http://wyborcza.pl/1,75475,6196607,Kapuscinski_w_Wietnamie.html

Ukazała się pierwsza książka Ryszarda Kapuścińskiego po wietnamsku. Autorką przekładu "Podróży z Herodotem" jest 33-letnia prawniczka z Warszawy

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090107_nguyenthailinh.shtml

Tác phẩm của nhà báo nổi tiếng người Ba Lan Ryszard Kapuściński, cũng là cây bút nhiều lần được nhắc tên như ứng viên giải Nobel văn học, vừa được dịch giả Nguyễn Thái Linh chuyển ngữ sang tiếng Việt, và ra mắt bạn đọc cuối năm 2008.

Tuesday, 13 January 2009

Katoliczki zaskarżają media

http://info.wiara.pl/index.php?grupa=4&art=1231790505
KAI/ jk

Dwie wietnamskie katoliczki, skazane przed miesiącem na karę więzienia w zawieszeniu wniosły skargę przeciwko oficjalnym mediom protestując przeciw fałszywym doniesieniom z procesu.

Tuesday, 6 January 2009

Sensacja na Łodygowej- Tin giật gân, tiếc thay có thật

= = = = =
Cảnh sát Ba Lan đưa tin lần đầu tiên tại nước này hai người Việt trồng cần sa đã bị bắt.

http://bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090102_viet_cannabis_poland.shtml

Vân Anh hỏi chuyện phó ủy viên Đồn Cảnh Sát thủ đô Warszawa. Hóa ra mấy người Việt phạm pháp từ Tiệp sang Ba Lan trồng cần sa - theo tìm hiểu và phân tích.

http://rfa.org/vietnamese/in_depth/Polish-police-arrest-two-Vietnamese-for-growing-marijuana-VAnh-01062009112511.html

= = = = = =
Skoro się to wydarzyło w Anglii, w Czechach, czemu nie w Polsce…
Mieliśmy jednak nadzieję, że do Polski plaga nie dociera tak szybko. Ale to już się zaczeło.





Prawie 400 krzaków konopi indyjskich oraz specjalistyczny sprzęt służący do nawadniania upraw, w tym: lampy, wentylatory, kondensatory, przewody wentylacyjne, filtry i odżywki zabezpieczyli policjanci z komendy stołecznej na posesji w Ząbkach. Jest to pierwszy przypadek w kraju, kiedy zatrzymano obywateli Wietnamu na gorącym uczynku podczas uprawiania konopi.

wiecej: http://policja.pl/portal/pol/1/34359/Sadzonki_konopi_na_Lodygowej.html

"Aby linia produkcyjna funkcjonowała sprawnie, sprawcy kradli prąd."
Skąd tylko pomysł, by kraść prąd to ja nie wiem… Tacy właśnie są wietnamscy przestępcy, mają talent do nielegalnych interesów.





W Anglii czy Czechach, osoby bezpośrednio pracujące na plantacje to przeważnie nielegalni imigranci, pracujący niewolniczo w tych zamkniętych pomieszczeniach. Interes ten w tych krajach jest powiązaniem różnych przestępstw, z których najpoważniejsze to handel ludźmi.
W Polsce, tym razem, jest jednak trochę inaczej, o ile mi wiadomo.


Zdjęcia dostarczył Rzecznik KMP. Dziękuję / Ảnh do Ban phát ngôn Đồn Công An Thủ Đô cung cấp. Xin cảm ơn.
= = = = =

Ghi chép bên lề Hội nghị Tự Do Đoàn Kết tháng 12 năm 2008

Trong dịp kỉ niệm 60 năm Hiệp Ước Nhân Quyền ra đời, tại Ba Lan đã diễn ra hội nghị „Tự Do và Đoàn Kết” do Hội Tự Do Ngôn Luận (Ba Lan) tổ chức. Hội nghị diễn ra lần thứ 2, quy tụ các lực lượng đối lập từ các quốc gia chưa dân chủ như Chechnia, các nước Trung Đông, Trung Quốc, Việt Nam…

Hội nghị lần này tiếp nối cho hội nghị 1 năm trước đó, 2007. Năm nay, ngòai các bàn thảo, hội nghị cho ra đời 2 nghị quyết: Gửi tới Liên Hiệp Quốc yêu cầu cho ngày 4 tháng 6 hàng năm là ngày Quốc Tế Chống Độc Tài (ngày 4 tháng 6 năm 1989 vốn là ngày bầu cử tự do đầu tiên tại Đông Âu – Ba Lan, cùng ngày thảm sát Thiên An Môn – Trung Quốc). Nghị quyết thứ 2 yêu cầu các nguyên thủ quốc gia đích thực lên tiếng về nhân quyền trong mỗi lần tiếp xúc với các đại diện độc tài.

Bài viết chia sẻ thêm thông tin về hội nghị qua 1 số trao đổi bên lề sau hội nghị với anh Đỗ Hoàng Điềm của đảng Việt Tân và anh Nguyễn Kế Vũ của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ.

Vì sao ý nghĩa?

Nguyễn Kế Vũ chia sẻ việc tham gia hội nghị có ý nghĩa thế nào đối với người hoạt động dân chủ như anh: Việc tham dự Đại Hội Tự Do và Đoàn Kết tại Ba Lan góp phần giao lưu trao đổi tìm hiểu thông tin chung của các thành viên bên phe đối lập tại các nước. Nhờ có cuộc gặp gỡ giúp mọi người hiểu rõ thêm những khó khăn, cản trở giữa các nước với nhau đồng thời có thêm những mối liên lạc cần thiết cho mai sau.

TVA: Về ý tưởng khả năng liên kết các lực lượng, anh Kế Vũ đánh giá ra sao?

NKV: Mình rất ủng hộ. Liên kết nhằm tạo một tiếng nói có trọng lượng hơn trong tương lai. Tuy nhiên vẫn còn 1 số rào cản do tình hình giữa các nước khác nhau, phong trào dân chủ của Việt Nam chỉ có những điểm tương đồng với Trung Quốc, còn các nước khác tuy dân chủ chưa được thực hiện hoàn toàn, nhưng chính phủ cầm quyền cho phép Đảng đối lập hoạt động. Đó là tình hình khác biệt rõ nét nhất giữa ta và bạn.

Tâm sự của anh Đỗ Hoàng Điềm: Hội nghị được tổ chức mục đích làm sao hỗ trợ cho các phong trào dân chủ tại một số quốc gia còn độc tài và mong muốn sao có thể kết hợp cùng hành động. Trong khung cảnh đó, hội nghị lần này tập trung soạn thảo các khung sườn để làm sao các lực lượng dân chủ từ 14 quốc gia có thể đến với nhau, phối hợp với nhau để làm sao tận dụng được sức mạnh tập thể, dùng sức mạnh đó vận động và tạo thêm các áp lực cho chính giới Châu Âu có thái độ đối với các chính quyền độc tài.



Nguyễn Kế Vũ, Đỗ Hoàng Điềm thăm quan tượng đài lịch sử tại trung tâm thành phố Warsaw

Làm sao kết hợp?

TVA: Nhưng mỗi quốc gia có một đặc thù riêng trong công cuộc đấu tranh chống độc tài. Ý tưởng liên kết các lực lượng đối lập có vẻ hợp lý thế nhưng theo anh liệu đây có phải điều khả thi qua hội nghị này?

ĐHĐ: Đương nhiên đó là vấn đề phức tạp, nhưng những phức tạp đó nằm trong lĩnh vực kĩ thuật, làm sao có thể phối hợp với nhau cho hiệu quả. Điều quan trọng là tất cả các phong trào dân chủ đều có điểm chung là ước vọng tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở quốc gia mình. Tôi cho rằng điểm chung và nhu cầu chung đó sẽ là chất keo nối kết các phong trào này với nhau. Ai cũng nhận thức được sức mạnh số đông và nếu các phong trào dân chủ biết kết nối sẽ gây nên sức mạnh. Khó khăn trở ngại tôi ghi chỉ là vấn đề kĩ thuật thôi, và tôi ghi rằng sẽ có hình thức làm việc hợp lý để vượt qua các giới hạn đó. Hội nghị lần này đã trao đổi nhiều về những giới hạn đó và hội nghị cũng đã cố gắng tìm các biện pháp vượt qua.

TVA: Và anh có nghĩ rằng Hội Tự Do Ngôn Luận tại Ba Lan sẽ là nơi thích hợp để giải quyết các khó khăn đó không thưa anh?

ĐHĐ: Hội Tự Do Ngôn Luận tại Ba Lan đã làm một việc tôi cho là vô cùng quan trọng. Họ làm chất keo và chất xúc tác để thực hiện nguyện vọng của 11 phong trào dân chủ đến với nhau. Không những vậy, họ còn có tiềm năng tiết tạo một môi trường chung dung để tất cả đều có thể đến với nhau. Bên cạnh đó, Ba Lan lại là một quốc gia có truyền thống và có sự thành công của Công Đoàn Đoàn Kết. Với điều kiện như vậy, tôi cho rằng Hội Tự Do Ngôn Luận sẽ đóng vai trò hữu ích và tốt đẹp.

Ngoài đại diện Việt Tân và Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ còn có đại diện đảng Dân Chủ XXI có tham dự hội nghị này. Đoàn Việt Nam thiếu sự tham gia của đại diện được đề cử trong hội nghị năm ngoái, ông Đoàn Viết Hoạt. Là người Việt Nam tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ, ông không được lãnh sự Ba Lan tại Mỹ cấp visa trước thời hạn hội nghị bắt đầu. Bộ Ngoại Giao Ba Lan, ban đầu nhận tài thọ cho hội nghị nhưng lập tức bị nhiều khuyến cáo từ các chính thể độc tài và cuối cùng bị sức ép và đã rút lui khỏi phần tài trợ cho hội nghị. Sau cú „nhận con rồi lại bỏ chợ” của Bộ Ngoại Giao Ba Lan, hội nghị cũng trở thành một minh chứng cụ thể khiến việc kết hợp các phong trào dân chủ trên thế giới và mục đích đặt ra của hội nghị càng trở nên cấp bách.

Có cả chương trình ngoài hội nghị

Ngòai chương trình hội nghị, đoàn Việt Nam đã lưu lại Ba Lan nhiều ngày sau đó và thực hiện các chương trình gặp gỡ một số anh em dân chủ Việt Nam tại Ba Lan, thăm hỏi cộng đồng người Việt Nam tại đây, thăm khu buôn bán Sân Vận Động Mười năm, được giới thiệu về một số khu đầu não của các tổ chức trung thành với nhà nước như Trung tâm thương mại, chùa và nhà văn hóa quốc doanh. Đoàn còn tới thăm cả các khu bảo tàng cộng sản tại Ba Lan và chứng kiến người Ba Lan biểu tình trước cửa biệt thự tướng Jaruzelski nhân kỉ niệm 27 năm ngày ông này ra lệnh thiết quân luật tại Ba Lan, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chính quyền trong việc đè ép làn sóng dân chủ nổi lên tại Ba Lan 2 năm đầu của thập niên 80.


ghi chép tháng 12 năm 2008

Sunday, 4 January 2009

Sơn La phát hiện mộ 4000 năm

=====

7 ngôi mộ vừa được khai quật tại Sơn La có độ tuổi 4000 năm.

Trong quá trình xây dựng công trình thủy điện ở Quỳnh Nhãi - Sơn La người ta tình cờ phát hiện 7 hầm mộ Tổ tiên mà các nhà khoa học của Viện Khảo Cổ Học Việt Nam đánh giá có độ tuổi 4000 năm. Từ trước tới nay, chưa bao giờ trên lãnh thổ bắc Việt có một khai quật nào giá trị hơn về tuổi thọ của hầm mộ. Các hầm mộ được nhận xét là "gần như hoàn toàn nguyên vẹn". Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm 14 điểm khai quật, vài trăm cổ vật như nồi niêu và các dụng cụ gia đình tại các khu đất thuộc Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhãi xung quanh sông Đà.

biên tập tin từ: http://wiadomosci.onet.pl/1888082,16,1,1,,item.html

Friday, 2 January 2009

Phân giải Ngô Hướng Nam

= = = = =

Sau khi chuyển quyết định của bộ Công An từ chối cấp hộ chiếu mới cho Tôn Vân Anh, tham tán lãnh sự quyền đại sứ Ngô Hướng Nam có thổ lộ ông sẵn lòng có quyết định ngược lại với quyết định của bộ Công An.

Như từng mô tả, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã ra công hàm từ chối cấp hộ chiếu mới cho tôi, theo lệnh của Bộ công an trong nước. Quyết định được đưa ra với lý do Tôn Vân Anh "có các hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhà nước, nhân dân Việt Nam và quan hệ truyền thống Ba Lan - Việt Nam". Cần nói thêm, đây là quyết định bất hợp pháp của tòa đại sứ Việt Nam tại Ba Lan: luật Việt Nam không cho phép từ chối cấp hộ chiếu cho công dân mình bởi những lý do trên, ngòai ra quốc tịch duy nhất của Tôn Vân Anh là quốc tịch Việt Nam và bổn phận của tòa đại sứ là cấp hộ chiếu cho công dân mình đang sinh sống tại nước ngòai.

Mời bạn tìm hiểu thêm qua các bài trước:
http://tonvananh.blogspot.com/2008/10/trong-mt-ng-thi-cha-tng-c-tin-l-i-s-qun.html
http://tonvananh.blogspot.com/2008/12/la-lng-v-h-chiu.html




"Tôi không muốn"

Tham tán lãnh sự quyền đại sứ, ông Ngô Hướng Nam đã thổ lộ với một số người Việt đang sinh sống tại Ba Lan, rằng "ông không muốn từ chối cấp hộ chiếu cho Tôn Vân Anh" và nếu được quyền quyết định, ông đã cấp cho Vân Anh hộ chiếu.

Trên hết, đã là nhân viên của cơ quan nhà nước, ông nên trung thành với cơ quan ông theo tòng. Nói "tôi không đồng tình với quyết định của cơ quan tôi" không làm cho ông và cơ quan thêm uy tín. Làm như vậy, ông chỉ bồi bổ uy lực (chứ không phải uy tín) cho bộ Công An vốn là nơi ra quyết định. Nên nhớ, ông là nhân viên Bộ Ngoại Giao, chứ không phải 007 ông nhé.

5 thực tế, 1 vớt vát

Ừ thì từ khía cạnh cá nhân, đúng như ông nói, ông không muốn từ chối. Cái "không muốn" của ông có lý do thực dụng (chính trị) và tinh thần (cá nhân): thứ 1, là bởi thấy cái quyết định từ chối không có cơ sở pháp lý, thứ 2, là bởi ông thực sự không đồng hành với chính thể không đang theo phò, thứ 3 nữa là bởi ông không có can đảm đối diện với trách nhiệm cho cuốn hộ chiếu không được cấp của tôi, thứ 4, đơn giản, ông không muốn phiền (chỉ muốn nhiệm kì cấp đổi hộ chiếu của ông êm ả mà ai cũng biết công việc ông đang làm ăn nhằm thế nào), thứ 5 nữa, ông đánh giá mức độ đáng gườm của phần tử Tôn Vân Anh thấp hơn các đồng chí trong nước, thứ 6, có thể, ông mong mỏi vớt vát đôi chút cảm thông từ những người ông tâm sự bởi thâm tâm ông còn đôi chút lương tâm, tuy với tư cách là cán bộ ĐSQ, ông không có chỗ cho lương tâm mình! (Thôi đừng nói ông làm lãnh sự vì muốn phụng sự quốc gia và chân lãnh sự cấp hộ chiếu đại diện cho đảng cộng sản Việt Nam là đích tới nhân bản của ông)

Tạm châm chước cho ông điểm thứ 6, nếu quả thật ông có lương tâm. Nhưng tôi đoán không nhầm, rằng khi ông phân bua "không muốn" với 1 số người ông và tôi cùng quen biết, ông lại đẩy ý nghĩ thực dụng chính trị (chứ không phải lương tâm) lên trên hết.


Ngâm trong ao tù

Phân tích khía cạnh nhân bản trong con người đảng viên Đảng cộng sản vì vậy là một việc làm phi lý và vô cùng vô duyên. Nhưng lại là điều ông muốn được vớt vát và, có thể là, muốn tự tạo cho lương tâm mình một ngõ lách khỏi ao tù cộng sản ông đã ngâm mình trong đó. (Đây lại là một phân tích châm chước cho lương tâm ông đấy)

Nhưng ông thấy chưa, không phải cộng sản mà chính điều đối nghịch với nó tức thế giới tự do mang lại cho ông và lương tâm của ông ngõ lách sau nhiều lần châm chước.

Chỉ có cộng sản mới bắt ông phải làm việc trái với những điều ông muốn.

Ông đừng nhập nhằng và coi nhập nhằng là giải pháp cho "cán bộ cộng sản ăn năn": vừa bất chấp bổn phận nghề nghiệp của mình, vừa ra bộ níu kéo lương tâm.

Giải thoát lương tâm


Ông hãy thử ưu tiên cho lương tâm của mình xem nó nói và làm gì. Nếu ông cho nó được làm người, ông có thể mạnh dạn thực hiện bổn phận lãnh sự và công nhận quyền có hộ chiếu của tôi.
Cho ông một ví dụ: là người không thừa lệnh bộ Công an, ông có quyền đòi Ba Lan dân chủ cấp cho ông quy chế tị nạn.

Thế giới tự do lúc đó sẽ hoàn toàn thuộc về ông. Lương tâm ông cũng sẽ được phóng thích khỏi ao tù.

= = = = =



Bài đã được X-CaFe và ĐànChimViệt.COM mang tới cho Bạn Đọc cùng các Diễn Đàn Viên của mình. Xin đa tạ!

http://x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=20886

http://www.danchimviet.com/articles/752/1/Phan-gii-Ngo-Hng-Nam/TrangPage1.html